Chuyển hóa CO2 thành tài nguyên có giá

(khoahoc.tv) - Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Aalto đã triển khai một dự án thí điểm nhằm chuyển hóa CO2 và xỉ, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất thép, thành một sản phẩm khoáng có giá trị.

>>> Vật liệu mới hấp phụ khí CO2 dễ dàng

Sản phẩm này có tên PCC - Canxi cacbonat kết tủa (Precipitated Calcium Carbonate) được sử dụng trong các loại chất dẻo, giấy, cao su và sơn. Dự án sáng tạo này đại diện cho một giai đoạn tiền thương mại hóa của các quá trình mới thu hồi CO2 nhằm mục đích chuyển đổi các sản phẩm phụ giá trị thấp thành một nguồn tài nguyên có giá trị cao cho công nghiệp.

Các lợi ích tiềm năng về kinh tế và môi trường của công nghệ mới này là rất lớn. "Chúng tôi đang biến những sản phẩm phụ là chất rắn công nghiệp từ sản xuất thép thành một sản phẩm có giá trị hơn gấp 50 lần" Arshe Said, một nhà nghiên cứu bậc sau đại học tại trường Đại học Aalto nói. "Ngoài ra, quá trình này thực sự tiêu thụ khí CO2 và hoạt động như một thùng bồn rửa CO2 có lợi cho môi trường rất lớn".

Các phương pháp sản xuất PCC hiện tại đòi hỏi phải nung một lượng lớn đá vôi. "Phương pháp thông thường gắn với các hoạt động khai thác khoáng sản và phát thải nhiều khí CO2", Sanni Eloneva - một nhà công nghệ cho hay.

Các ngành công nghiệp thải nhiều carbon đang chịu áp lực ngày càng gia tăng từ các cơ quan như Liên minh Châu Âu (EU) để giảm phát thải khí nhà kính. "Chúng tôi tin rằng dự án thí điểm này sẽ giúp cho những nỗ lực của các ngành công nghiệp đó trở nên phù hợp với mức phát thải áp đặt của chính phủ và các mục tiêu về chất thải", giáo sư Mika Järvinen giải thích.

Trong năm 2010, 13% trong tổng số xỉ thép sản sinh tại Châu Âu đã được đổ thải vào các bãi chôn lấp. "Về lý thuyết, nếu tất cả lượng canxi trong xỉ thép này có thể được thu hồi, xấp xỉ 13 Mt PCC/năm được sản xuất ra, tương đương gần 6 Mt CO2/năm", Järvinen nói tiếp.

Công nghệ mới đầy hứa hẹn cũng có những lời thế tiềm năng khác. "Chúng tôi hiện đang nghiên cứu khả năng chiết xuất các khoáng chất có giá trị khác từ xỉ sau khi chiết xuất canxi", Said nói.

Dự án PCC thí điểm hiện đang triển khai tại Otaniemi, trường Đại học Aalto. Phương pháp sử dụng trong dự án thí điểm dựa trên các bằng sáng chế thuộc sở hữu bởi Aalto University Foundation cùng với Åbo Akademi và Rautaruukki Oyj (nay là một phần của SSAB).

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video