Chuyện quái gì cũng có thể xảy ra: Phụ nữ có thể tiếp tục thụ thai dù đang mang thai

Kiến thức sinh học của tất cả chúng ta hóa ra là không đúng từ trước đến nay.

Từ trước đến nay, quan niệm của tất cả chúng ta về vấn đề sức khỏe sinh sản đều là: Phụ nữ đang mang thai thì không thể tiếp tục thụ thai nữa.

Nhưng theo như một chương trình hỏi đáp của tờ New York Times, hóa ra điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Theo đó, trong một số trường hợp nhất định, thai phụ có thể tiếp tục thụ tinh thêm một đứa trẻ khác.

Hiện tượng này được gọi là "thụ tinh dị bội", khi người phụ nữ có thể nuôi dưỡng 2 bào thai cùng lúc, nhưng khác giai đoạn phát triển.

Có thể lấy ví dụ điển hình là năm 2009, một cặp đôi từ Arkansas (Mỹ) lại tiếp tục mang thai sau khi đã có tin vui từ trước đó 2 tuần rưỡi. Cả 2 đứa trẻ đều ra đời vào ngày 2/12, nhưng một bé có dấu hiệu phát triển sớm hơn 2 tuần so với bé còn lại.

Hay như năm 2015, một bà mẹ người Úc đã hạ sinh 2 bé gái, nhưng các bé phát triển lệch nhau 10 ngày tuổi.

Vậy phải chăng các cặp đôi bắt đầu phải lo vỡ kế hoạch từ lúc này? Thực ra, thụ tinh dị bội là một hiện tượng rất hiếm. Theo như nghiên cứu từ năm 2008, chỉ có vỏn vẹn 10 trường hợp như vậy được chính thức công nhận, tính từ khi các tài liệu khoa học đầu tiên xuất hiện.

Nhưng rốt cục, tại sao lại có hiện tượng này?

Trên thực tế, thụ tinh dị bội tương đối phổ biến ở các loài thú như thỏ, ngựa, cừu, kangaroo và các loài gặm nhấm khác.

Thậm chí, một số cá thể còn có tới 2 tử cung nhằm nuôi dưỡng song thai. Số khác thì kì kinh nguyệt vẫn tiếp tục xảy ra dù thai nhi trong bụng đang lớn dần. Đây được xem là chiến lược sinh sản rất thuận tiện của nhiều loài thú.

Nhưng ở người thì khác, thụ tinh dị bội là hiện tượng cực hiếm. Nguyên nhân là vì khi mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra hormone "chặn" luôn khả năng tiếp tục mang thai.

"Thông thường, quá trình rụng trứng sẽ ngừng lại khi người phụ nữ mang thai. Các hormone tiết ra cũng khiến cho việc thụ thai là bất khả thi" - C. Clairborne Ray - bác sĩ sản khoa trả lời New York Times.

Vậy mới có chuyện mang thai hai đứa trẻ, mỗi bé của một ông bố khác nhau

Có điều, một số trường hợp sản phụ vẫn tiếp tục rụng trứng được. Nếu như tiếp tục quan hệ vào lúc này, đi kèm cùng một số điều kiện khác, trứng hoàn toàn có thể được thụ tinh, tạo ra hợp tử thứ 2.

"Để thụ tinh dị bội xảy ra, cần tới 3 điều bất khả thi. Trứng phải tiếp tục rụng, tinh trùng phải vượt qua được ống dẫn trứng đã bị bịt kín sau khi thụ thai, và cuối cùng là cái thai được hình thành ngay cả khi tử cung đã "bị chiếm" trước đó." - giáo sư Khalil A. Cassimally trình bày trong một nghiên cứu vào năm 2011.

Thụ tinh dị bội khác song thai, và nó có tiềm ẩn rủi ro

Đây không phải là các thai song sinh. Cụm từ song thai chỉ được dùng khi một trứng được thụ tinh tách ra thành 2, hoặc 2 trứng được thụ tinh cùng một lúc. Đối với thụ tinh dị bội, các thai nhi dù ra đời cùng lúc, nhưng có giai đoạn phát triển khác nhau.

Quãng thời gian này thường là vài tuần, chưa ghi nhận trường hợp nào vượt hơn.

Nhờ vậy, các cặp thụ tinh dị bội thường khó bị dị tật như ở song thai. Có điều, do các bé được thụ tinh khác ngày nhưng ra đời cùng lúc, nó tiềm ẩn nguy cơ một trong hai bị sinh non, khiến khả năng sống sót sau sinh giảm xuống.

Theo Casimally, hiện chưa rõ những yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ thụ tinh dị bội. Nhưng theo ghi nhận, các trường hợp phải đi thụ tinh nhân tạo chữa vô sinh là dễ gặp nhất.

Cập nhật: 05/03/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video