Cấm tắm, ép khóc và những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới

Những phong tục cưới hỏi độc lạ trên khắp thế giới

Bắt trói, đổ hỗn hợp bẩn lên người, cắm tắm 72 giờ trước đám cưới, xé váy cô dâu để nhận may mắn... là những phong tục cưới hỏi khó hiểu của các nước trên thế giới.


Ở Kenya
, lễ cưới của người Massai có phần kỳ quặc nhưng là tục lệ không thể thiếu tại nơi này. Trong đám cưới, các tân nương phải cạo trọc đầu rồi bôi dầu ăn và mỡ cừu lên đầu. Cha họ sẽ chúc phúc bằng cách nhổ nước bọt lên đầu và ngực của con gái để mong cô có của cải dư thừa, gặp may mắn trong cuộc sống. Sau đó, cô dâu sẽ rời đi theo chồng và không được quay đầu lại vì sợ bị biến thành đá. “Lời chúc phúc” đặc biệt này tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ muốn mang đến cho con gái.


Tại Tidon, Malaysia
, những cặp uyên ương sắp cưới sẽ không được ra khỏi nhà trong suốt 3 ngày 3 đêm. Thậm chí, họ không được phép tắm, đi vệ sinh hoặc bị bỏ đói trước đám cưới. Vì thế, cả hai phải cố gắng nhịn ăn, nhịn uống để hạn chế đi đại tiện. Cô dâu, chú rể sẽ bị những người thân trong gia đình sẽ giám sát trong suốt 72 giờ. Nếu một trong hai người bỏ qua nghi thức này, đây sẽ được xem là điềm gở. Người dân tin rằng nếu cả hai vượt qua được, họ sẽ có hôn nhân bền chặt và viên mãn.


Trái với các quốc gia khác, ở Scotland,
phong tục cưới hỏi ở nước này gắn liền với những thứ bốc mùi. Đây là một nghi thức cổ xưa và được gọi là "Blackening of the Bride" (tạm dịch: làm bẩn cô dâu). Thay vì nhận những lời chúc phúc từ người thân, bạn bè trong không khí thật lãng mạn, cô dâu, chú rể sẽ bị bắt trói và đổ những chất bẩn lên người như sữa hỏng, cá chết, thực phẩm thối, trứng, lông vịt… Sau đó, đôi uyên ương không được tắm rửa mà phải diễu hành quanh khu mình ở. Tuy nhiên, phong tục này không phải để bôi nhọ cô dâu, chú rể mà được xem là hình thức trừ tà. Người Scotland tin rằng chất bẩn đổ lên người đôi vợ chồng mới cưới là lời nhắc nhở về những sóng gió, thử thách đang đợi họ.


Theo phong tục của người Thổ Gia (Trung Quốc)
, cô dâu phải khóc trong lễ cưới để thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn và đức hạnh của mình. Ngoài ra, tiếng khóc còn được xem là lời chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của các nàng dâu. Tiếng khóc càng sầu thảm, hôn nhân càng hạnh phúc. Nghi thức này xuất phát thời Chiến Quốc (năm 475-221 TCN) và được duy trì đến ngày nay. Trước lễ cưới một tháng, cô dâu phải tập khóc mỗi ngày. Mười ngày đầu tiên, các cô gái sẽ phải tập khóc một tiếng. Sau 10 ngày, mẹ cô dâu sẽ tham gia khóc cùng và 10 ngày tiếp theo là đến bà ngoại. Nếu ai không khóc hoặc khóc ít sẽ bị trách mắng và chê bai.


Ở Ấn Độ
, cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình thay vì ngón áp út như các nơi khác. Chiếc nhẫn này được làm bằng bạc và chú rể phải tận tay đeo nhẫn vào chân trái của cô dâu. Các đôi uyên ương phải tránh nhẫn vàng, vì vàng là biểu tượng của nữ thần Lakshmi. Việc đeo vàng vào ngón chân được xem là thiếu tôn trọng nữ thần.


Tại Thụy Điển
, trong lễ cưới, chú rể phải tạm lánh mặt để các chàng trai trẻ chưa vợ hôn cô dâu. Điều này cũng được áp dụng tương tự với chú rể và những cô gái còn độc thân. Nghi lễ này được diễn ra với sự bằng lòng của cặp uyên ương và các khách mời. Ngoài ra, người Thụy Điển còn có phong tục đặt tiền xu vào giày của cô dâu. Người bố sẽ đặt một đồng xu bằng bạc vào giày trái của con gái, còn mẹ thì đặt đồng xu bằng vàng vào giày phải.


Để xua đuổi ma quỷ, tà ma, các cô dâu, chú rể ở Đức thường tổ chức "Đêm đập phá" (Polterabend) cùng khách mời vào buổi tối trước lễ cưới. Những thứ dùng để đập là đồ gốm sứ như bát đĩa nhưng tuyệt đối không làm vỡ ly hay cốc thủy tinh. Sau đó, cả hai sẽ cùng nhau dọn dẹp và rửa số bát đĩa vỡ. Phong tục này hơi kỳ lạ nhưng là một trong những nghi thức được mong chờ nhất trong các đám cưới tại Đức. Người Đức tin rằng việc này sẽ giúp đôi vợ chồng chào đón một cuộc sống mới tốt lành và mang đến may mắn cho họ.


Trong đám cưới ở Australia, các khách mời đến dự phải nắm chặt viên đá đồng tâm trong suốt thời gian hôn lễ diễn ra. Đến khi lễ cưới kết thúc, họ sẽ thả viên đá của mình vào một vật dụng đẹp đẽ mà cô dâu và chú rể đã chuẩn bị sẵn. Nghi lễ này có tên là “Unity Bowl”. Sau đó, cô dâu, chú rể sẽ đem toàn bộ số đá về nhà và bảo quản kỹ lưỡng. Đây được xem là biểu tượng cho tình yêu và lời khích lệ của bạn bè, người thân dành cho cặp vợ chồng mới cưới.


Theo phong tục xưa tại Italy, các khách mời đến dự lễ cưới sẽ tham gia xé rách váy cô dâu để nhận được nhiều may mắn. Ngày nay, nghi thức này được điều chỉnh để phù hợp và lịch sự hơn, thay vì xé váy, khách mời sẽ xé mạng che đầu của tân nương. Bên cạnh đó, cô dâu, chú rể cũng cùng nhau đập vỡ một lọ hoa hoặc chai rượu và đếm số mảnh vụn. Người dân Italy cho rằng số mảnh vụn càng nhiều thì hạnh phúc càng đong đầy.


Ở Pháp
, theo phong tục, chiếc nhẫn được sử dụng trong màn cầu hôn là vật gia truyền do cha mẹ chú rể để lại. Sau khi lời cầu hôn đã được chấp nhận, nếu bố mẹ chú rể đồng ý, cô dâu và chú rể có thể quyết định xem họ có thể thay đổi hình dạng, kích cỡ của chiếc nhẫn. Nếu chỉ được bố mẹ tặng viên đá, họ có thể chọn thiết kế chiếc nhẫn theo ý của riêng mình.


Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
: Tại đất nước này, truyền thống kết hôn được cho là khá nghiêm ngặt với một loạt các giao thức và quy tắc phải được tuân theo. Theo đó, nếu muốn kết hôn, chú rể phải bày tỏ tình cảm và ý định của mình với mẹ ruột và sau đó bà sẽ đến gặp mẹ cô dâu và ngỏ lời cầu hôn với con gái của họ.


Tại Nhật Bản
, lễ đính hôn của cô dâu và chú rể được gọi là "yuino" với nghi thức gặp nhau giữa hai bên gia đình. Trong lần tụ họp này, hai bên trao nhau 9 món quà được gói trang trọng. Những món quà này tượng trưng cho tình cảm và ý định tốt đẹp của họ cho cuộc hôn nhân tương lai.


Truyền thống của Ireland xoay quanh một chiếc nhẫn có tên là Claddagh với hình một trái tim đội vương miện được giữ bởi 2 bàn tay đan vào nhau. Đây là một món đồ trang sức mang đầy tính biểu tượng của tình yêu.


Ở Fiji
, có một truyền thống đặc biệt mà hầu hết chúng ta đều chẳng mảy may biết đến. Theo đó, chú rể và nhà trai sẽ mang một món quà đặc biệt đến nhà gái. Món quà đó là chiếc răng của cá nhà táng để xin phép tổ bố mẹ cô dâu được tổ chức hôn lễ. Được biết, phong tục này thực sự phổ biến ở các vùng nông thôn của Fiji, tuy nhiên, một vài gia đình sống ở thành thị vẫn làm theo truyền thống này.

Cập nhật: 13/09/2022 Vietnamnet/PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video