Chuyến tàu dẫn đến nơi tận cùng Trái đất

Trên chuyến tàu Tren del Fin del Mundo, du khách sẽ được dẫn đến thành phố xa nhất cực Nam được gọi là vùng đất tận cùng thế giới.


Thuộc miền Nam Argentina, thành phố Ushuaia sở hữu phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp và đầy màu sắc. Vùng đất này còn cuốn hút du khách tới nghỉ dưỡng bởi vị trí đặc biệt: điểm cuối cùng ở cực Nam Trái đất. Tới đây, bạn nên di chuyển đến vùng ngoại ô để bước lên hành trình đáng nhớ trên chuyến tàu đường sắt Nam Fuegian hay còn gọi Tren del Fin del Mundo. Hành trình này được mệnh danh là chuyến tàu hơi nước dẫn khách tới nơi tận cùng thế giới. (Ảnh: Deensel).


Ga chính của tuyến đường sắt là nhà tù quân sự cũ. Nơi đây còn tồn tại những tuyến đường ray các tù nhân từng xây dựng trong quá khứ. Đường sắt Nam Fuegian sẽ đưa hành khách dọc theo những địa điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh đẹp. Đó là thung lũng Pico đẹp như tranh vẽ, hẻm núi Toro nổi bật bởi những khu rừng rậm rạp và công viên quốc gia Tierra del Fuego thơ mộng. (Ảnh: viajaentusofa, juarezruben).


Ushuaia tọa lạc trên hòn đảo Isla Grande de Tierra del Fuego. Đây là một trong những vùng đất cuối cùng ở châu Mỹ bị đô hộ. Ferdinand Magellan là người đầu tiên phát hiện hòn đảo vào năm 1520. Ông đặt tên cho quần đảo là Tierra del Fuego, nghĩa là vùng đất của lửa. Tên gọi bắt nguồn từ việc Ferdinand Magellan nhìn thấy những ngọn lửa và khói bốc lên từ các khu định cư bản địa trên quần đảo. (Ảnh: postalviajeraargentina).


Sau đó, một số người châu Âu tới đây và mang theo các căn bệnh đậu mùa, sởi. Bệnh dịch đã khiến dân số gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Nửa sau thế kỷ 19, những người định cư và truyền giáo đầu tiên mới đến và bắt đầu hình thành nên thành phố đến ngày nay. Cuối thế kỷ 19, Isla Grande de Tierra del Fuego bị chính phủ Argentina biến thành thuộc địa hình sự để giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm. (Ảnh: Ksenia Ragozina).


Nơi giam giữ được thiết kế theo phong cách panopticon với các cánh tỏa ra như nan hoa từ bánh xe và một tháp trung tâm để quản giáo quan sát các tù nhân. Vì vị trí cô lập của hòn đảo, việc trốn thoát là điều gần như không thể. Năm tháng trôi qua, những kẻ này đã trở thành người dân bất đắc dĩ của Isla Grande de Tierra del Fuego. Họ làm nhà bằng gỗ từ khu rừng xung quanh nhà tù, tạo tuyến đường sắt để phục vụ việc định cư và vận chuyển vật liệu xây dựng. (Ảnh: Deensel).


Tuyến đường sắt ban đầu được xây dựng với các đường ray bằng gỗ, trên đó có những toa xe bò kéo. Năm 1909, các quan chức nhà tù đã nâng cấp thành đường ray thép và đầu máy hơi nước. Chuyến tàu chạy dọc bờ biển từ nhà tù đến trại lâm nghiệp. Từ đây, tù nhân có thể mang củi về sưởi ấm, nấu ăn, lấy gỗ xây dựng. (Ảnh: Ceferino Mazzoleni).


Tuyến đường sắt được biết đến với cái tên Tren de los Presos hay "Chuyến tàu của những người tù". Đường sắt dần được kéo dài đến những vùng xa xôi hơn khi gỗ cạn kiệt. Nó chạy dọc thung lũng của sông Pipo vào đến những nơi địa hình cao hơn. Việc xây dựng liên tục khiến nhà tù và thị trấn ngày càng được mở rộng với những dịch vụ và hàng hóa được cung cấp bởi tù nhân. (Ảnh: hombredelascumbres).


Nhà tù đóng cửa vào năm 1947. Năm 1950, một căn cứ hải quân được thành lập ở Ushuaia. Thành phố vẫn tách biệt với phần còn lại của thế giới cho đến khi kết thúc Chiến tranh Falkland năm 1982 và sự tái lập nền dân chủ ở Argentina. Tuyến đường sắt bị lãng quên từ lâu được xây dựng và đưa vào hoạt động phục vụ du lịch. Nó được đổi tên thành Đường sắt Nam Fuegian hay Tren del Fin del Mundo. (Ảnh: lherrainz).

Cập nhật: 31/03/2021 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video