Tại sao con người rất quan tâm đến việc phát hiện ra các dấu vết của nước trên sao Hỏa mà không đối xử với nguồn “vàng xanh” của Trái đất với sự coi trọng tương tự hay tìm cách chia sẻ nó một cách công bằng hơn?
Báo cáo phát triển nước thế giới năm 2021 cho rằng nhiều người lãng phí hay lạm dụng nước vì họ có xu hướng chỉ nghĩ về giá trị của nó theo khía cạnh tiền tệ.
Họ đánh giá quá thấp giá trị thực sự của nước, bao gồm cả các giá trị về văn hóa và sức khỏe – những giá trị rất khó để đo đếm được.
“Nhiều trong số các vấn đề của chúng ta nảy sinh bởi vì chúng ta không đánh giá đúng giá trị của nước; thường cho là nước không có giá trị gì cả”, Gilbert F. Houngbo, Chủ tịch Ủy ban về Nước của Liên hợp quốc, nói trong một thông cáo, khi bản báo cáo được công bố trong Ngày Nước thế giới (22-3).
Cứ 10 người trên toàn thế giới thì có bốn người không có đủ nước an toàn để uống. (Ảnh minh họa: UNICEF).
Dưới đây là 10 sự thật về nước và những cộng đồng dễ bị tổn thương đang phải khó khăn thế nào để tiếp cận nguồn nước khi nhu cầu ngày càng tăng lên và sự ấm lên của trái đất làm tăng nguy cơ khan hiếm nguồn nước.
- 1. Cứ 10 người trên toàn thế giới thì có bốn người không có đủ nước an toàn để uống. Cho tới năm 2050, hơn một nửa dân số toàn cầu được cho là sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, phát sinh khi nhu cầu vượt quá các nguồn nước sẵn có.
- 2. Hơn hai tỷ người sống tại các quốc gia đang trong tình trạng thiếu nước và ước tính khoảng bốn tỷ người sống trong các khu vực bị thiếu nước trầm trọng trong ít nhất một tháng mỗi năm.
- 3. Cứ năm trẻ em trên toàn thế giới thì có một trẻ không có đủ nước cho nhu cầu hằng này và trẻ em ở hơn 80 quốc gia sống trong các khu vực dễ bị tổn thương về nước ở mức cao, điều đó có nghĩa là các khu vực này phụ thuộc vào nguồn nước mặt, các nguồn nước chưa được xử lý hay các nguồn nước phải mất hơn 30 phút để có thể lấy được.
- 4. Khu vực đông và nam châu Phi có tỷ lệ trẻ em sống ở các khu vực như trên cao nhất, với 58% đang phải đối mặt với việc khó tiếp cận đủ nước mỗi ngày.
- 5. Cứ năm người trên toàn thế giới thì có hai người (tương đương ba tỷ người), không được rửa tay với nước và xà phòng ở nhà, bao gồm gần 3/4 số người ở những quốc gia nghèo nhất.
- 6. Việc cung cấp nước uống an toàn và vệ sinh ở 140 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ tốn 114 tỷ USD/năm, trong khi nhiều lợi ích về xã hội và kinh tế của nước an toàn lại khó định giá.
- 7. Nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong 100 năm qua và đang tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 1%/năm kể từ những năm 1980.
- 8. Nông nghiệp chiếm gần 70% lượng nước được hút từ nước mặt hay nước ngầm trên toàn cầu, chủ yếu để phục vụ hoạt động tưới tiêu, ngoài ra còn để chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ này có thể lên đến 95% ở một số quốc gia đang phát triển.
- 9. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các hình thái mưa, giảm lượng nước sẵn có và làm trầm trọng hơn thiệt hại do lũ lụt và hạn hán trên toàn thế giới.
- 10. Sự tan chảy của các lớp băng bao phủ và sông băng đang gây ra nhiều hệ quả hơn, như các trận lũ quét trong ngắn hạn, đồng thời đe dọa làm giảm các nguồn cung nước cho hàng trăm triệu người trong tương lai.
Loài rắn kịch độc có nọc khiến tim ngừng đập chỉ trong vài phút ở Việt Nam
Sự thật gây sốc: một nửa Trái đất đang lạnh đi nhanh chóng
Chính người cổ đại cứu rồng komodo khỏi tuyệt chủng