"Chuyện tình nước tiểu" có 1-0-2 của cá rô phi

Các nhà khoa học Bồ Đào Nha đã phát hiện ra, những chú cá rô phi đực đã sử dụng chính nước tiểu của mình để thu hút bạn tình.

>>> Video: Cá xây lâu đài cát để thu hút bạn tình

Các nhà nghiên cứu của ĐH Algarve ở Bồ Đào Nha mới đây đã phát hiện ra điểm đặc biệt trong nước tiểu của chú cá rô phi đực Mozambique (tên khoa học là Oreochromis mossambicus) - khả năng thu hút bạn tình.

Trưởng nhóm nghiên cứu Tina Keller-Costa thuộc Trung tâm khoa học biển, trường ĐH Algarve cho biết: "Loài cá rô phi Mozambique này thực sự là một con cá thú vị.

Cá rô phi đực biết đào tổ trong cát và coi đó là lãnh thổ của riêng mình. Chúng sẽ bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ và chỉ để những chú cá rô phi cái đủ tiêu chuẩn được quyền "truy cập" vào đó".

Để tranh giành bạn tình, những chú cá rô phi đực ra sức tiểu vào vùng lãnh thổ của mình. Các chuyên gia đã phát hiện thấy pheromone (chất được sử dụng như tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài) chứa một lượng khá lớn steroid - tương tự như progesterone - một hormone sinh dục nữ tại vùng đất của cá rô phi đực.

Những chú cá rô phi cái ẩn nấp gần đó sẽ có thể ngửi thấy mùi pheromone và dựa vào đó để kiếm tìm bạn tình phù hợp.

Không chỉ sử dụng nước tiểu, cá rô phi đực còn có một "chiêu bài" nữa nhằm tóm gọn bạn tình, đó là tạo những chiếc bụng lớn.

Cụ thể, những chú cá rô phi đực sẽ mở rộng bàng quang để có thể lưu trữ lượng nước tiểu nhiều hơn. Khi tiếp cận được mục tiêu, chúng sẽ dồn ép số lượng nước tiểu này ra ngoài. Lượng nước tiểu này sẽ mang theo một lượng lớn kích thích tố steroid giúp bạn tình lập tức đổ gục tại chỗ.

Ngược lại, những chú cá đực có chiếc bụng nhỏ sẽ khó có thể trữ lượng nước tiểu lớn cùng lượng kích thích tố cần thiết để có thể tìm ra bạn tình ưng ý.

Keller-Costa cho biết: "Lượng kích thích tố này vô cùng quan trọng bởi đó sẽ là nhân tố giúp kích thích giải phóng trứng ở cá rô cái. Khi tinh trùng của cá đực kết hợp hài hòa cùng với trứng ở cá cái, sẽ giúp cô nàng rô phi dễ mang bầu hơn".

Hiện trên thế giới có tới hàng trăm loài cá rô phi, bởi vậy mà theo Keller-Costa "chúng đang trở thành kẻ xâm lấn thành công ở nhiều nơi trên thế giới, đe dọa đến hệ thống sinh thái nước ngọt ở sông, hồ".

Do đó, các chuyên gia cho rằng, việc phát hiện ra cơ chế dùng pheromone để thu hút bạn tình này sẽ giúp họ kiểm soát sự xâm lấn quần thể khác trong tương lai.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Current Biology.

Theo Mask, National Geographic
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video