Cô gái 23 tuổi liệt nửa người vì một hành động nhiều người làm mỗi khi mệt mỏi

Bạn có tin rằng, chỉ kéo giãn cơ cổ có thể dẫn đến tình trạng liệt nửa người?

Natalie Kuniciki, 23 tuổi, hiện là một nhân viên y tế tại London, Anh, đã bị liệt một phần cơ thể do vỡ động mạch đốt sống khi vô tình bẻ khớp cổ, gây tích tụ máu đông và đột quỵ não.

Có nhiều người trong chúng ta có thói quen lắc lư cổ và vươn vai mỗi sáng thức dậy, và bẻ khớp tay mỗi khi lo lắng hoặc chỉ đơn giản để thư giãn. Nhưng thực sự thì ngoài âm thanh “rắc rắc” vô cùng thỏa mãn thì không có gì tốt đẹp xảy ra cả.

Trong trường hợp của Natalie Kuniciki, một hành động tưởng chừng như vô hại đó là xoay khớp cổ đã gây ra một cơn đột quỵ, khiến cô gái trẻ bị tê liệt gần nửa người.


Thực sự thì ngoài âm thanh “rắc rắc” vô cùng thỏa mãn thì bẻ khớp cổ không có gì tốt đẹp xảy ra cả.

Khi ấy, Kuniciki đang xem bộ phim ưa thích ở nhà tại West Hampstead sau một ngày mệt mỏi. Khi cô xoay cổ theo thói quen để kéo giãn cơ ở cổ, Kuniciki nghe thấy âm thanh “rắc” ở cổ to hơn hẳn mọi lần. Kuniciki cảm thấy thực sự đau đớn, cơn đau còn lan lên cả đỉnh đầu, nhưng cô đã lờ đi và đi ngủ. Cô chỉ thiếp đi trong 15 phút, và khi thực sự tỉnh táo thì cô không thể cử động được chân trái. Chỉ khi cô cố gắng đứng dậy đi vệ sinh và ngã quỵ, thì cô gái mới thực sự hoảng loạn và gọi xe cứu thương.

Tại bệnh viện, kết quả chụp CT cho thấy rằng Natalie Kuniciki đã bị đột quỵ sau tiếng “rắc” bất thường. Các bác sĩ giải thích rằng khi cô kéo giãn cơ cổ, động mạch phải ở đốt sống cổ đã vỡ ra, hình thành một cục máu đông và kích thích đột quỵ.

Cô gái trẻ bị liệt gần như hoàn toàn ở nửa trái cơ thể, và đã trải qua hơn 1 tháng trong bệnh viện để cố gắng điều khiển lại tay chân mình.

“Khi vị chuyên gia nói rằng tôi bị đột quỵ, tôi thật sự sốc. Tôi không hút thuốc, không uống rượu, tiền sử gia đình không mắc đột quỵ nên nó thật sự kì quặc. Các bác sĩ nói rằng việc giãn cơ cổ đã khiến động mạch đốt sống của tôi bị vỡ. Trường hợp chỉ này xuất hiện 1/1.000.000.000 ca đột quỵ, sao lại rơi trúng tôi cơ chứ”, Natalie chia sẻ.

Kuniciki đã trải qua 3 giờ phẫu thuật, nhưng dù các bác sĩ có thể sửa được động mạch đốt sống bị tổn thương, thì họ lại không thể loại bỏ cục máu đông đã gây ra đột quỵ. Các chuyên gia nói rằng nó sẽ tan biến theo thời gian, nhưng cụ thể là khi nào thì họ không dám chắc, có lẽ là khi cô nhân viên y tế trẻ này hồi phục hoàn toàn. Hiện Kuniciki đã có thể kiểm soát tay chân, đi lại trong thời gian ngắn, nhưng chắc chắn thời gian tới cô phải nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn những biến chứng.

“Tôi không còn hoạt bát như xưa nữa, hay nói cách khác là vô cùng vụng về. Tôi còn không thể cài khuy áo, điều đó giờ thật sự khó. Tôi có thể cảm nhận được nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhưng thỉnh thoảng cảm giác tê vẫn xuất hiện”, cô gái 23 tuổi nói.

Vùng cổ là nơi tập trung hai động mạch chính cung cấp máu cho não bộ. Khi chúng ta uốn cong hoặc xoay cổ, những động mạch này bị kéo căng và dễ bị tổn thương.

Bẻ cổ thường xuyên cũng sẽ làm suy yếu các dây chằng giữ khớp giữa các đốt sống. Các dây chằng này cho phép cổ có thể xoay và kéo dãn. Do đó nếu các dây chằng này bị tổn thương, nó có thể ảnh hưởng tới khả năng xoay của cổ và làm động mạnh dễ bị tổn thương hơn.

Nhưng điều này không có nghĩa là đột quỵ là hậu quả phổ biến của việc bẻ cổ. Hãy nhớ rằng, các bác sỹ điều trị hệ vận động như đau cột sống, đau dây thần kinh tọa theo phương pháp chiropractic. Và một trong những thao tác điều trị là bẻ cổ để giảm đau cho bệnh nhân.

Ngoài ra cũng nên nhớ rằng, chỉ có 1/20.000 đến 1/250.000 trường hợp bị rách động mạch do bẻ cổ. Như vậy tỷ lệ người bị tai nạn như Kuniciki cũng không nhiều.

Có nên xoay khớp cổ để đỡ mỏi?

Nhiều người có thói quen lắc hoặc bẻ cổ kêu răng rắc mỗi khi mỏi cổ. Mặc dù động tác này tạo cảm giác thoải mái nhưng nếu thực hiện không đúng cách hoặc lạm dụng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Tổn thương cột sống cổ: Việc thường xuyên lắc hay bẻ cổ sẽ dẫn tới các tổn thương về xương khớp. Về lâu dài sẽ phát triển thành thoái hóa đốt sống cổ, viêm cột sống… thậm chí là thoát vị đĩa đệm.
  • Tụ máu: Khi bạn lắc hay bẻ cổ sẽ vô tình gây ra tác động vật lý ảnh hưởng đến thành mạch máu, có thể làm tách thành mạch máu, hình thành máu đông rất nguy hiểm.
  • Đột quỵ: Mặc dù là trường hợp hiếm gặp nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan vì mức độ nguy hiểm của nó. Nếu bạn bẻ khớp cổ quá mạnh có thể làm rách động mạch, làm giãn đoạn quá trình vận chuyển máu lên não và các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Chuyên gia tự bẻ khớp tay suốt 60 năm liền chỉ để chứng minh một điều nho nhỏ

Thói quen bẻ đốt ngón tay gây hại sức khỏe?

Cập nhật: 25/09/2019 Theo kham pha/vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video