Cô gái trẻ chế bao nhựa phân hủy trong vài tuần từ da và vảy cá

Dù bề ngoài khá giống nhựa, kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, nó dai hơn và chắc chắn hơn các túi nhựa bình thường, đồng thời an toàn cho môi trường.

Lucy Hughes, 23 tuổi, vừa tốt nghiệp ngành thiết kế sản phẩm của Đại học Sussex, Anh, đã nảy ra sáng kiến cho phép xử lý hạn chế nhựa dùng một lần và các phụ phẩm trong quá trình xử lý cá, để tạo ra vậy liệu bao bì thay thế nhựa thân thiện với môi trường.


Sản phẩm có tên MarinaTex, là loại bao bì thân thiện với môi trường làm từ da và vảy cá.

Giải pháp của cô là vật liệu có thể phân hủy trong thời gian ngắn có tên MarinaTex. Vật liệu này có thể phân hủy trong môi trường đất từ 4-6 tuần, và khi dùng xong, có thể thải chung với rác thực phẩm trong gia đình.


Lucy Hughes và sản phẩm sáng tạo của mình.

Lucy chia sẻ: “Nhựa là 1 loại vật liệu vạn năng, và vì thế mà con người trở nên quá phụ thuộc vào chúng. Với tôi, việc sử dụng nhựa để đựng những sản phẩm có vòng đời chỉ chưa đến một ngày, thật vô nghĩa”.

Chính vì thế, Lucy, sinh sống ở thị trấn Twickenham ở phía Tây Nam London, đã sử dụng tảo đỏ để liên kết các protein chiết xuất từ da và vảy cá, cho phép tạo ra những mảnh vật liệu co giãn, trong suốt. Dù bề ngoài khá giống nhựa, kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, nó dai hơn và chắc chắn hơn các túi nhựa bình thường, đồng thời an toàn cho môi trường.


Lucy đã sử dụng tảo đỏ để liên kết các protein chiết xuất từ da và vảy cá, cho phép tạo ra những mảnh vật liệu co giãn, trong suốt.

“Với tôi, MarinaTex đại diện cho sự cam kết về một loại vật liệu cải tiến, bền vững, mang giá trị địa phương rất cao. Là những người sáng tạo, chúng ta không nên giới hạn bản thân vào những thiết kế chỉ chú trọng kiểu dáng và chức năng, mà cần phải làm sao để sản phẩm cũng mang đậm dấu ấn cá nhân nữa”, Lucy cho biết thêm.


Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, nó dai hơn và chắc chắn hơn các túi nhựa bình thường, đồng thời an toàn cho môi trường.

Lucy Hughes đã trở thành người chiến thắng của Giải James Dyson tại Anh năm nay, với giá trị giải thưởng 2.000 bảng. Đây là giải thưởng sáng tạo thường niên dành cho các sinh viên có những phát minh hữu ích, gần gũi với cuộc sống và truyền cảm hứng.

Sáng kiến trên tiếp tục lọt vào vòng chung kết hạng mục quốc tế, với đại diện sinh viên của hơn 20 quốc gia/vùng lãnh thổ, tham gia. Tên tuổi thắng cuộc sẽ được công bố vào tháng 11 tới, và lần này, giá trị giải thưởng lên đến 30.000 bảng Anh, thêm 5.000 bảng Anh dành cho khoa tại trường mà ứng viên theo học.


Vật liệu này có thể phân hủy trong môi trường đất từ 4-6 tuần, và khi dùng xong, có thể thải chung với rác thực phẩm trong gia đình.

Trung bình mỗi năm tại Anh, quá trình xử lý cá thải ra tới 500.000 tấn phụ phẩm, trong đó có vảy cá. MarinaTex là giải pháp để góp phần hạn chế tình trạng này, vì Lucy cho biết, lượng vảy và da cá của một con cá tuyết Đại Tây Dương cũng đã đủ để làm tới 1.400 chiếc bao bì MarinaTex.

“MarinaTex đã cho thấy 1 điều, là chúng ta không cần phải hy sinh chất lượng để đổi lấy các lựa chọn bền vững”, cô gái trẻ khẳng định.

Cập nhật: 11/10/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video