Có một thiên thể đầy ngọc hồng lựu đang quay quanh Trái đất?

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện một kho ngọc hồng lựu tuyệt đẹp đang ẩn mình rất gần địa cầu.

Nghiên cứu mới từ Đại học Ehime (Nhật Bản) đã phơi bày cấu trúc bên trong của Mặt trăng, vệ tinh tự nhiên chính thức duy nhất của Trái đất, và đưa ra những kết luận bất ngờ.

Bằng các thí nghiệm áp suất cao, họ kết luận rằng sự hiện diện của garnet là câu trả lời hợp lý nhất để giải thích dữ liệu địa chấn bất thường quan sát được ở độ sâu 740-1260km dưới bề mặt Mặt trăng, cho thấy vai trò quan trọng của nó trong cấu trúc và động lực của thiên thể.


Ngọc hồng lựu nằm trong phần dưới của lớp phủ Mặt trăng - (Ảnh: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐỘNG LỰC HỌC, ĐẠI HỌC EHIME).

Garnet được người Việt Nam gọi bằng một cái tên rất đẹp khác là ngọc hồng lựu, là một loại đá quý rất được ưa thích trong lĩnh vực chế tác trang sức, đồ mỹ nghệ.

Theo SciTech Daily, các nhà khoa học đã sử dụng một số mẫu vật từ Mặt trăng cũng như dữ liệu địa chấn mà các tàu vũ trụ hoạt động trên thiên thể này từng ghi nhận.

Từ đó, họ lập một mô phỏng về các điều kiện nội tại của Mặt trăng.

Quá trình này cho thấy sâu bên trong Mặt trăng, ở phía dưới của lớp phủ, tức phần gần ranh giới với lõi thiên thể, là một lớp vật liệu giàu ngọc hồng lựu.

Những kết quả này cung cấp nhiều chi tiết giúp giải thích cách Mặt trăng đã hình thành và thay đổi qua thời gian 4,5 tỉ năm, kể từ khi kết tụ lại từ mảnh vỡ của Trái đất nguyên thủy và Hành tinh Theia từng lao vào Trái đất.

Phát hiện này cũng một lần nữa chứng minh sự tương đồng về vật chất giữa vệ tinh này và địa cầu, khẳng định thêm giả thuyết rằng cả hai đều hình thành từ những phần vỡ nát của Trái đất nguyên thủy và Theia sau va chạm.

Bởi lẽ, ngọc hồng lựu cũng được tìm thấy nhiều trên Trái đất, cũng nằm sâu trong lớp phủ.

Chúng ta có được các món trang sức từ loại đá quý này là nhờ hoạt động kiến tạo mãnh liệt và núi lửa đôi khi khiến vật liệu sâu trào lên mặt đất, như ngọc hồng lựu, hồng ngọc hay kim cương.

Tuy vậy, cả hai vẫn có khác biệt cơ bản bởi Trái đất về là một khối cầu vững chắc sau va chạm, chỉ được bổ sung thêm một ít vật liệu từ Theia.

Trong khi đó, Mặt trăng chỉ hình thành sau đó, khi các mảnh vỡ từ hai hành tinh quay quanh quỹ đạo Trái đất một thời gian và kết tụ lại.

Cập nhật: 05/08/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video