Có nên tập thể dục trong thành phố ô nhiễm?

Bầu không khí của các thành phố lớn trên thế giới hiện nay đã trở nên ô nhiễm trầm trọng, vì thế vấn đề đặt ra là liệu hằng ngày chúng ta có nên tập thể dục trong một bầu không khí như vậy? Đây chính là điều thắc mắc của rất nhiều người và Tổ chức Y tế thế giới đã vào cuộc nghiên cứu để giải tỏa “nỗi niềm" này.

Đi xe đạp không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả cư dân thành phố nhờ không tạo ra khí thải từ động cơ nên giảm được mức độ ô nhiễm không khí.


Đi xe đạp và đi bộ giúp giảm được mức độ ô nhiễm không khí.

Ở đây, có hai vấn đề chính yếu. Trước hết, chúng ta có nên tập thể dục trong thành phố ô nhiễm hay không, và thứ hai là nếu tập, thì nên tập trong khoảng thời gian bao lâu?

Đây là một lựa chọn rất khó khăn. Vì một mặt, tiềm năng của việc tập thể dục rõ ràng rất tốt cho hệ cơ, hệ tim mạch, điều chỉnh lượng đường, tiêu thụ chất béo...

Nhưng mặt khác, chúng ta sẽ gặp tác hại không nhỏ từ việc hít phải các hạt mịn làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, cũng như những loại khí gây ô nhiễm phát ra từ các phương tiện giao thông (kể cả các phương tiện lưu thông trong ngành hàng không), từ các ngành công nghiệp, xử lý chất thải hoặc thậm chí cả trong sinh hoạt của cư dân do từ hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát.

Một điều vô cùng bất ngờ nữa, khi một người tập luyện, họ sẽ tiêu thụ không khí nhiều hơn (gấp từ 4 tới 10 lần) so với khi nghỉ ngơi. Điều này lại càng làm tăng tỷ lệ chất ô nhiễm mà chúng ta chắc chắn sẽ thở.

Còn về sự tác hại của hạt mịn, năm 2013, Cơ quan Môi trường châu Âu ước tính rằng tại Pháp, hơn 8.000 người chết sớm mỗi năm vì tiếp xúc quá nhiều với nitro dioxide và hơn 45.000 người chết sớm do tiếp xúc với các hạt mịn nhỏ hơn 2,5 ppm, tức những hạt bụi có đường kính từ 2,5 micromét trở xuống.

Chúng nguy hiểm vì quá nhỏ nên có thể chui sâu vào phổi rồi theo mạch máu lưu thông khắp cơ thể.

Cơ quan Môi trường châu Âu đã nghiên cứu tác hại của bụi mịn cụ thể trên những người tập thể dục bằng cách chạy xe đạp đồng thời so sánh mật độ trung bình của các hạt trong không khí tại các thành phố lớn trên thế giới.

Kết quả cho thấy tại các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới như Delhi, trung bình là 122 microgram bụi mịn 2,5 ppm trên một mét khối không khí, còn tại Thượng Hải con số này trung bình là 52 microgram.

Do vậy, chúng ta có thể đạp xe trong một khoảng một thời gian trước khi thảm họa ô nhiễm không khí chuyển qua mức độ ưu tiên hơn các tác động có lợi của thể thao.

Tại Thượng Hải, chúng ta có thể đạp xe trong vòng 90 phút nhưng còn tại Delhi thì chỉ được đạp xe trong 30 phút mà thôi.

Tại Paris, trong một ngày được gọi là “bình thường”, tức chỉ số ô nhiễm 18 microgram, người dân có thể đạp xe tới 8 giờ, nhưng nếu vào giờ cao điểm khi chỉ số ô nhiễm lên tới 75 microgram thì khoảng thời gian này chỉ còn 45 phút.

Trong khi đó, tại London cũng như New York, người tập thể dục có thể đạp xe từ 14 tới 16 giờ một ngày mà không gặp vấn đề gì!


Biểu đồ so sánh mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn trên thế giới cùng khoảng thời gian có thể tập thể dục.

Vì vậy, đây cũng chính là câu trả lời cho vấn đề thắc mắc chính yếu thứ hai, nên tập trong thời gian bao lâu. Nói chung, chúng ta có thể tập thể dục thể thao, nhưng không phải trong thời gian ô nhiễm lên tới đỉnh điểm.

Ngoài ra, tổ chức y tế cũng khuyến khích việc đi xe đạp và đi bộ vì không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả cư dân thành phố nhờ không tạo ra khí thải từ động cơ nên giảm được mức độ ô nhiễm không khí.

Số liệu thống kê cho thấy sự ra đời của xe đạp tự phục vụ ở Barcelona (Tây Ban Nha), ước tính đã giúp giảm được 9.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là nếu có thể, nên tránh xa những khu vực ô nhiễm mỗi khi tập thể dục.

Cập nhật: 28/03/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video