Ngất ngây hạnh phúc là hiện tượng có thật nhỉ? Khoa học nói gì về câu chuyện này?
Trên thực tế, nhiều người còn không biết rằng cảm xúc vui mừng quá mức có thể khiến chúng ta ngất xỉu. Họ cho rằng thường chỉ khi quá hoảng sợ, giật mình mới gây ra hiện tượng này. Nhưng với khoa học thì ngất ngây trong hạnh phúc là một hiện tượng có thật, và nó xuất phát từ bản chất của hiện tượng ngất.
Thế nào là ngất?
Tân Hoa hậu người Paraguay - Clara Sosa - ngay ở giây phút đăng quang bỗng dưng lăn đùng ra ngất xỉu.
Ngất xỉu có thể hiểu là hiện tượng đột ngột mất ý thức do máu lưu thông lên não bị ngăn trở. Người bị ngất thường tỉnh dậy sau thời gian ngắn, nhưng kèm theo một số triệu chứng không thể tránh khỏi như chóng mặt, đổ mồ hôi, mắt mờ, buồn nôn...
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ngất, nhưng chủ yếu có liên quan đến dây thần kinh phế vị - thứ nối hệ tiêu hóa với não bộ, và vận chuyển máu từ não xuống ruột. Khi một người cảm thấy quá phấn khích, dây thần kinh này có thể hoạt động mạnh quá mức, khiến máu từ não đổ dồn xuống ruột và khiến chính bản thân não bị thiếu máu.
Kết quả, cơ thể sẽ tạm thời mất đi ý thức để điều hòa lại chức năng, sau đó mọi thứ trở lại bình thường.
Một nguyên nhân khác là vì thiếu oxy. Khi oxy không được tiếp nhận đủ, não bộ sẽ rơi vào trạng thái "đói", còn cơ thể thì ngất đi vì không có đủ oxy vận động. Tuy nhiên, cần biết rằng việc thiếu oxy không có nghĩa là môi trường xung quanh không thoáng khí, mà còn do cơ thể mất khả năng tiếp nhận oxy vì một số nguyên nhân (khó thở, tắc thở...).
Những người huyết áp thấp hoặc có nhịp tim nhanh cũng rất dễ ngất xỉu, vì cả 2 đều gây ảnh hưởng đến quá trình máu truyền về não. Ngoài ra, ở các tình huống gây sốc và bất ngờ, cơ thể cũng dễ bị tụt huyết áp và gây ngất xỉu.
Lý do khiến chúng ta ngất
Cảm giác hạnh phúc, bất ngờ và sự phấn khích dồn nén khi chờ đợi - tất cả hoàn toàn có thể khiến huyết áp tụt xuống. Hơn nữa y học đã chứng minh có rất nhiều trường hợp vì quá phấn khích mà... quên cả thở, gây thiếu oxy và từ đó dẫn đến ngất.