Con chip silicon đầu tiên trên thế giới có thể cấy vào não và tự hòa tan

Một con chip có thể được cấy lên não của bạn và nó sẽ tự hòa tan vào trong cơ thể.

Chào mừng các bạn đến với thế giới khoa học viễn tưởng, nơi mà người ta thường cấy những con chip vào não bộ để theo dõi, kiểm soát những suy nghĩ và có khả năng ra lệnh điều khiển. Tuy nhiên những câu chuyện khoa học viễn tưởng đó đang dần trở thành hiện thực, khi mà các nhà khoa học đã tạo ra được một con chip có thể cấy ghép vào não bộ của chúng ta.


Những con chip này được tạo ra với một mục đích từ thiện.

Rất may là phát minh khoa học này không nằm trong một dự án bí mật của Chính phủ quốc gia nào đó. Mà những con chip này được tạo ra với một mục đích từ thiện, giúp các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi tình trạng của bệnh nhân, những người phải trải qua phẫu thuật não hay những tổn thương ở vùng não bộ.

Con chip đặc biệt này chỉ nhỏ bằng một hạt gạo, rất mỏng và được tạo ra từ loại vật liệu silicon sinh học có khả năng tự phân hủy. Sau khi được cấy lên trên não bộ, con chip này sẽ có nhiệm vụ thu thập các thông số như nhiệt độ, áp lực dưới hộp sọ, tình trạng của bề mặt não bộ.

Cũng trong lúc đó, con chip sẽ bắt đầu quá trình hòa tan dần với dịch não. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, các nguyên tử silicon sẽ được hấp thụ hoàn toàn và tan biến vào trong cơ thể của bạn. Do đó các bác sĩ sẽ không cần phải thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật để lấy con chip ra. Vô cùng thuận tiện.


Con chip đặc biệt này chỉ nhỏ bằng một hạt gạo, rất mỏng và được tạo ra từ loại vật liệu silicon sinh học.

Các nhà khoa học tại đại học Illinois, những người thực hiện dự án nghiên cứu này đang chuẩn bị để thử nghiệm con chip silicon đặc biệt này trên bộ não của loài chuột. Sau đó, họ sẽ so sánh với các công nghệ theo dõi não bộ bằng những cỗ máy cồng kềnh hiện nay.

Với dự án táo bạo này, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra một thiết bị nhỏ gọn, tiện lợi để giám sát bộ não mà ít gây tổn hại. Tiến xa hơn, các nhà khoa học cho biết họ có thể tạo ra những con chip để cấy sâu hơn vào bộ não, theo dõi các sóng điện hoặc có thể sử dụng cho các bộ phận khác trong cơ thể.

Cập nhật: 21/01/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video