Cơn hấp hối xuyên thế kỷ của nhà máy điện hạt nhân

Quá trình tháo dỡ một nhà máy điện hạt nhân già cỗi tại Đức diễn ra hơn 16 năm và "ngốn" hàng tỷ USD mà vẫn chưa hoàn tất.


Nhà máy điện hạt nhân tại Lubmin ở miền đông bắc Đức được Liên Xô xây dựng khi vùng này
còn thuộc lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989,
chính phủ ra lệnh đóng cửa nhà máy vì cho rằng nó không an toàn theo tiêu chuẩn
của phương Tây.


Người ta bắt đầu tháo dỡ nhà máy Lubmin từ năm 1994.


Trang phục bảo hộ của công nhân trong nhà máy.


Công nhân dùng vòi phun nước áp lực cao để tháo dỡ.


Các chuyên gia tính toán rằng chi phí tháo dỡ nhà máy có thể lên tới 3,3 tỷ USD.


Sau khi dung dịch phóng xạ bốc hơi, nó để lại bùn phóng xạ.


Tháo dỡ nhà máy vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Một số nhà khoa học cho
rằng chính phủ nên gắn kín các lò phản ứng rồi chờ thêm vài chục năm
nữa rồi mới tháo dỡ chúng.


Các thiết bị trong phòng điều khiển.


Người thợ cưa trong ảnh bên trái cắt những thiết bị thành những mảnh sắt nhỏ,
còn người bên phải giám sát mức độ an toàn phóng xạ trong nhà máy.


Chất thải phóng xạ được chứa trong một tòa nhà có diện tích bằng hai sân bóng đá quốc tế.
Tương lai của chúng vẫn là một câu hỏi lớn tới tận bây giờ.


Do mức độ phóng xạ của nhà máy quá lớn nên chính phủ không muốn tháo dỡ hoàn toàn trong
thời gian ngắn. Vì thế "cơn hấp hối" của nó sẽ còn kéo dài tới 50-70 năm nữa.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video