Con người bắt đầu ăn thịt từ khi nào?

Vào năm 1999, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những vết cắn trên xương một loài động vật có niên đại khoảng 2,5 triệu năm nhưng không ai dám chắc chắn rằng chúng là do vết răng của người gây ra, bởi chưa tìm thấy nhóm nào có bộ răng thích hợp.

Một phân tích mới đây do giáo sư Peter Ungar thuộc Trường đại học Arkansas (Mỹ) thực hiện cho biết có lẽ những thành viên Homo đầu tiên đã có bộ răng sắc hơn tổ tiên liền kề trước đó, tức là Australopithecus afarensis - nhóm sinh ra bộ hóa thạch Lucy nổi tiếng.

Ông này cho rằng đã phát hiện những đường mũi răng trên xương của Homo hơi dốc hơn so với của người Australopithecus afarensis (nhóm này chuyên ăn các loại thức ăn dai như lá và thân cây nhưng lại không hề biết ăn thịt).

Nhưng đỉnh răng của Australopithecus afarensis không chỉ nông hơn nhóm Homo mà còn nông hơn cả loài tinh tinh, trong khi những con vật này hầu hết thường ăn thức ăn mềm như hoa quả chín. Điều ấy thể hiện rằng nhóm Homo có bộ răng thích nghi với thức ăn dai hơn Australopithecus afarensis hoặc tinh tinh.

Giáo sư Peter Ungar kết luận: “Để ăn được thịt cần có bộ răng phù hợp với khả năng cắn xé hơn là nhai. Khả năng cắn được quyết định bởi mặt dốc của đỉnh răng. Mặt càng dốc thì sẽ xử lý được những thức ăn dai hơn. Rõ ràng là người Homo đầu tiên đã biết ăn thịt”.

NGUYỄN SINH

Theo Newscientist, Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video