Con người có tiêu hóa được ngô không?

Từ khi còn ở trên đĩa bàn ăn đến khi bạn đi cầu, hạt ngô có cách để nó vẫn là hạt ngô. Những hạt nhỏ bé màu vàng trong nhiều món ăn yêu thích của bạn dường như không hề được tiêu hóa.

Vậy làm sao ngô lại đi qua được hệ tiêu hóa mà vẫn còn nguyên như vậy? Và điều quan trọng hơn là bạn có nên ăn một loại thức ăn khó tiêu như vậy không?

Hóa ra hệ tiêu hóa của bạn làm việc nhiều hơn bạn tưởng, vì thế bạn không cần phải bỏ qua các món ăn có ngô. Theo Giáo sư dự khuyết Andrea Watson của Trường đại học Nebraska-Lincoln, Mỹ, chuyên gia về tiêu hóa của động vật nhai lại, thì nếu những hạt ngô có còn sót lại theo chất cặn bã của cơ thể thoát ra ngoài thì đó chỉ là vỏ của ngô mà thôi.


Cellulose chỉ chiếm khoảng 10% hạt ngô, vì thế 90% còn là chất dinh dưỡng.

Hạt ngô mang vật liệu di truyền rất quý. Chìa khóa để hạt giống này tồn tại được chính là lớp vỏ ngoài màu vàng như sáp bảo vệ vật liệu di truyền khỏi thời tiết, sâu bệnh và vận chuyển. Lớp vỏ này khó bị phá vỡ thật ra lại là điều kiện lý tưởng cho loài cây này. Tính bền vững của lớp vỏ này chính là nhờ một chất xơ gọi là cellulose mà con người không có enzyme hay vi khuẩn đường ruột nào có thể tiêu hóa được.

Ngay cả các động vật nhai lại, như là gia súc, vốn có các enzyme để tiêu hóa cellulose cũng không thể tiêu hóa hoàn toàn loại hạt này. Mặc dù gia súc không ăn loại ngô non, ngọt và mềm như con người thường ăn, mà chúng ăn ngô già có thể để dành lâu, nhưng phân của chúng cũng còn nguyên hạt ngô. Các nhà nghiên cứu đã lấy những hạt ngô này ra và phân tích xem giá trị dinh dưỡng còn lại ra sao. Giáo sư Watson cho biết: “hóa ra những hạt ngô này đã được tiêu hóa một phần”.

May mắn là cellulose chỉ chiếm khoảng 10% hạt ngô, vì thế 90% còn là chất dinh dưỡng. Ngô cũng là một nguồn chất xơ, tinh bột và các chất ô xy hóa (carotenoids) tốt cho chế độ ăn kiêng. Tuy vậy, vẫn có ít carotenoids trong ngô hơn so với một số loại rau ăn lá màu xanh.

Có một cách làm cho ngô dễ tiêu hóa hơn và làm cho hạt ngô không còn nguyên trong phân nữa, đó là chế biến. Càng chế biến kỹ, ngô càng dễ tiêu hóa, kể cả đối với người và động vật. Nghiền khô, xay ướt, nấu, tất cả các bước chế biến đều giúp phá vỡ các phân tử chất xơ khó tiêu hóa này.

Trên thực tế, hầu như chúng ta đều ăn ngô đã chế biến. Một báo cáo của Trường đại học Tufts, Mỹ, cho biết mỗi người Mỹ tiêu thụ khoảng 70kg ngô/ năm và phần lớn lượng ngô này không phải là ngô nguyên hạt vừa tách khỏi bắp, mà là ngô đã được chế biến thành bánh ngô mềm, ngô lát chiên, bỏng ngô và một lượng lớn dưới dạng sirô ngô giàu đường fructose.

Tuy nhiên, dễ tiêu hóa hơn không có nghĩa là tốt hơn cho sức khỏe. Các sản phẩm ngô đã qua chế biến thông thường, như là dầu ngô và xi rô ngô, bị mất hầu hết chất xơ có lợi và các chất dinh dưỡng. Hạt ngô còn nguyên trong phân có thể kỳ quái nhưng chúng không có hại cho sức khỏe của bạn.

Trên thực tế, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đã ăn ngô theo một trong những cách tốt nhất cho sức khỏe. Lời khuyên của Giáo sư Watson là bạn hãy nhai kỹ khi ăn ngô nguyên hạt.

Cập nhật: 15/09/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video