Mọi người thường lo ngại về việc phơi nhiễm phóng xạ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả họ. Đúng là việc tiếp xúc với lượng phóng xạ cực lớn có thể gây những tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể con người. Song, có một điều ít ai biết là, hầu hết phóng xạ chúng ta hấp thụ ở liều lượng nhỏ, từ các nguồn gây nhiễm khó ngờ.
Đoạn video mô phỏng dưới đây sẽ tiết lộ lượng phóng xạ chúng ta đang tiếp xúc trong cuộc sống thường nhật:
Nếu sinh sống trong phạm vi cách một nhà máy điện hạt nhân 80,5km, chúng ta có nguy cơ phơi nhiễm 0,09 microsievert phóng xạ mỗi năm.
Mỗi lần đi qua máy quét an ninh ở sân bay, chúng ta phơi nhiễm 0,1 microsievert phóng xạ. Lượng phóng xạ phơi nhiễm này tương đương khi chúng ta ăn một quả chuối.
Việc chụp X-quang nha khoa khiến bệnh nhân phơi nhiễm 5 microsievert phóng xạ. Mức phơi nhiễm này nhỏ hơn nhiều nếu họ di chuyển bằng máy bay, chẳng hạn như chuyến bay từ New York tới Los Angeles (Mỹ) tạo nguy cơ nhiễm 40 microsievert phóng xạ với mỗi hành khách.
Theo các chuyên gia, giới hạn phát xạ hàng năm đối với các nhà máy hạt nhân là 250 microsievert.
Trong khi đó, bệnh nhân sẽ phơi nhiễm 2.000 microsievert phóng xạ khi chụp cắt lớp hộp sọ.
Hầu hết phóng xạ chúng ta hấp thụ ở liều lượng nhỏ, từ các nguồn gây nhiễm khó ngờ.
Lượng phóng xạ trung bình chúng ta hấp thụ hàng năm từ các nguồn tự nhiên vào khoảng 3.100 microsievert. Song, bất kỳ ai hút 1,5 bao thuốc lá/ngày phơi nhiễm tới 13.000 microsievert.
Mỹ quy định, lượng phơi nhiễm tối đa đối với những người làm công việc liên quan đến phóng xạ là 50.000 microsievert/năm.
400.000 microsievert là liều lượng phóng xạ bắt đầu gây ra các triệu chứng ở người nếu hấp thu trong thời gian ngắn.
1.000.000 microsievert phóng xạ hấp thu trong thời gian ngắn sẽ gây tình trạng buồn nôn và nôn mửa ở người.
Liều lượng phóng xạ đủ gây chết người nếu được hấp thu trong thời gian ngắn là từ 4.000.000 microsievert trở lên.