Con người sắp có thể giao tiếp bằng "thần giao cách cảm"?

"Thần giao cách cảm" sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa, khi các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công hệ thống giao tiếp bằng cách sử dụng điện não.

Hệ thống phức tạp này là BrainNet, được một nhóm nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) xây dựng và công bố trên chuyên trang khoa học Nature. BrainNet có thể giúp ba người giao tiếp và giải quyết các vấn đề với nhau chỉ bằng bộ não của họ.


Đây là tiến bộ lớn trong việc hiện thực hóa cách thức giao tiếp "thần giao cách cảm" tưởng như chỉ có trong phim ảnh và tiểu thuyết - (Ảnh: Mark Stone/U. Washington).

"Con người giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ hoặc văn bản để hợp tác và giải quyết các vấn đề tự mình không thể giải quyết. Chúng tôi muốn biết liệu một nhóm người có thể hợp tác chỉ bằng bộ não của họ hay không. Đó là ý tưởng về BrainNet ra đời, nơi hai người giúp một người thứ ba giải quyết nhiệm vụ", giáo sư Rajesh Rao thuộc Đại học Washington nói.

Ba người tình nguyện sử dụng BrainNet cùng chơi một trò gần giống như trò chơi xếp hình (Tetris). Hai người (người gửi) có thể nhìn thấy nhưng không điều khiển được, người còn lại là "người nhận" chỉ có thể thấy một phần của trò chơi và phải dựa vào hai người gửi truyền thông tin qua giao diện BrainNet để hoàn thành trò chơi.


Ba người tình nguyện sử dụng BrainNet - (Ảnh: Mark Stone/U. Washington).

Ba người được ngồi trong các phòng khác nhau. Họ không thể nhìn, nghe hoặc nói chuyện với nhau mà chỉ được "kết nối" với nhau bằng những thiết bị thuộc hệ thống BrainNet.

"Về cơ bản, hệ thống này sẽ "đánh lừa" các tế bào thần kinh ở phía sau não của người thứ ba để lan truyền thông điệp rằng chúng đã nhận được tín hiệu từ mắt" - Andrea Stocco, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Kết quả cả ba người tình nguyện đã thực hiện thành công trò chơi xếp hình.

BrainNet là hệ thống đầu tiên được thí nghiệm trên hơn hai người thành công. Đây được coi là một tiến bộ lớn trong việc hiện thực hóa cách thức giao tiếp "thần giao cách cảm" tưởng như chỉ có trong phim ảnh và tiểu thuyết.

Các nhà nghiên cứu hi vọng công nghệ này sẽ phát triển đầy đủ trong tương lai, có thể kết nối cùng lúc nhiều người hơn và ở các khoảng cách xa hơn.

Cập nhật: 04/07/2019 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video