Một loài bọ cánh cứng cả đời sống chui lủi trong các loại ngũ cốc không thể nhận biết được tất cả màu sắc, và thị lực của nó không theo quy tắc thông thường. Hầu hết các loài côn trùng khác có thể nhìn được 3 màu: chúng rất nhạy cảm với tia cực tím, xanh lục và ánh sáng có bước sóng dài. Các nhà khoa học hiện đã phát hiện ra loài bọ này không có cơ quan tiếp nhận kích thích ánh sáng vốn rất nhạy cảm với ánh sáng xanh lục có bước sóng dài.
Loài mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) là côn trùng có hại rất phổ biến chuyên ăn các sản phẩm ngũ cốc, sống ẩn
Loài mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) là côn trùng có hại xuất hiện rất phổ biến chỉ dài có 1/8 inch, nó ăn các ngũ cốc đã tách vỏ. Loài mọt này sống trong bóng tối nên đã mất đi cơ quan tiếp nhận kích thích ánh sáng vốn rất nhạy cảm với ánh sáng xanh lục có bước sóng dài. (Ảnh: Peggy Gred, USDA Agricultural Research Service, Bugwood.org) |
Nhóm gen Opsin đóng vai trò chủ chốt đối với thị lực. Các tác giả nhận thấy võng mạc mắt kép của mọt bột đỏ thiếu gen Opsin – xanh lục mã hoá cơ quan tiếp nhận kích thích ánh sáng. Loài mọt bột đỏ cũng được coi là ví dụ đầu tiên về một loài côn trùng có hai gen Opsin tác động lên toàn bộ võng mạc. Tác động phối hợp của hai gen này đã phá vỡ “quy tắc một cơ quan thụ quan” của các tế bào cảm giác.
Nghiên cứu cho thấy, loài bọ cánh cứng đã thu được lợi thế qua quá trình thích nghi của nó. Tiến sĩ Friedrich nói: “Việc tăng khả năng kết hợp của các gen Opsin rất có lợi trong điều kiện khi sự nhạy cảm với ánh sáng trở nên không cần thiết.”
Nghiên cứu mở ra một con đường cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về sự phát triển và cơ chế sinh học của các loài côn trùng có hại. Loài mọt bột đỏ có thể là đối tượng nghiên cứu nhiều triển vọng cho công cuộc tìm hiểu sâu hơn về sự tiến hoá của động vật sống ẩn mình.