Công bố một số kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực sinh học

Nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu hóa sinh ứng dụng TP Hồ Chí Minh do GS,TS Trần Kim Quy chủ trì vừa công bố việc điều chế thành công 3 nhóm thuốc bảo vệ thực vật mới được trích ly từ hạt và lá cây neem (xoan chịu hạn).

Cả 3 nhóm thuốc, bao gồm Limo 3000 BR, Limo 3000 ND và Limo 3000 DD (dạng bột) đều đã được thử nghiệm vào việc bảo vệ cây trồng và quản ngũ cốc sau thu hoạch. Kết quả thật bất ngờ: Limo 3000 BR có khả năng diệt từ 80 - 90% mọt sau 21 ngày, Limo 3000 ND ức chế 100% sự nảy mầm của hạch nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh lở cổ ở cây sau 4 ngày và Nhóm Limo 3000 DD diệt trừ được 50- 60% sâu tơ (Plutella xylostella) phá hoại cây trồng.

Sau khi trích ly hoạt chất limonoid, Bã thải của cây neem được sử dụng làm phân bón hữu cơ khá tốt, với giá thành chỉ 220.000 đồng/tấn. Ngoài ra, loại phân bón này còn có tác dụng diệt kiến, mối, tuyến trùng trong đất và góp phần làm giảm đáng kể sự thất thoát đạm trong đất do quá trình nitrat hóa của vi sinh vật.

Ngay sau khi kết quả nghiên cứu này được công bố, một thỏa thuận hợp tác giữa nhóm nghiên cứu, Nông trường trồng cây neem ở Ninh Thuận và Trung tâm nghiên cứu nông dược TP Hồ Chí Minh (nhà sản xuất) đã được ký kết, dự kiến đầu năm 2007 sẽ tiến hành dự án sản xuất quy mô 50 tấn/năm.

Một nhóm nghiên cứu khác ở các trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cũng mới công bố nghiên cứu thành công việc xác định gene gây độc của nấm Metarhizium ký sinh trên sâu hại cây trồng bằng kỹ thuật PCR.

Từ những mẫu côn trùng bị nấm ký sinh trên cây lúa, rau, cây ăn trái thu thập được ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bến Tre, Tiền Giang... nhóm nghiên cứu đã phân lập và tách được 8 chủng nấm ký sinh và chọn lọc được chủng nấm Metarhizium có tính độc cao, có hoạt tính trừ sâu cao và ổn định. Điều quan trọng là nó có khả năng sản xuất ra một loại thuốc trừ sâu sinh học mới, không gây hại cho môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. Còn theo PGS,TS Lê Xuân Thám (Trung tâm Hạt nhân TP Hồ Chí Minh), ông và các cộng sự đã nghiên cứu thành công việc xác định môi trường nuôi cấy thuần khiết để bảo tồn và nhân giống nấm đầu khỉ (H.erinaceum) nguồn gốc Nhật Bản trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn lọc dòng biến dị tự nhiên và dòng đột biến do xử lý chiếu xạ của giống nấm này, tạo ra một dòng mới có khả năng sinh trưởng tốt trong nhiệt độ 29-33oC. Nấm đầu khỉ sau khi được cải biến quy trình nuôi trồng trong phòng thí nghiệm đã được đưa ra nuôi trồng trong điều kiện khí hậu Đà Lạt, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh, đạt hiệu suất sinh học khá cao (35-40% tính theo tỷ lệ trọng lượng nấm tươi trên trọng lượng cơ chất khô). Đây là một giống nấm quý có khả năng trồng đại trà để trở thành một nguồn thực phẩm, dược phẩm tốt cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Theo Sở Khoa học & Công nghệ TP Hồ Chí Minh, hàng loạt nghiên cứu mới mà các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học vừa công bố đều có triển vọng thương mại hóa cao. Đây cũng là một hướng đi riêng mà ngành công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển trong quá trình chuẩn bị cho những nghiên cứu chiến lược hơn trong tương lai.

Theo TTXVN, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video