NASA tổ chức họp báo công bố: Có sự sống trên Mặt trăng Europa của sao Mộc?

Giới nghiên cứu của NASA tiết lộ, bên dưới vỏ băng giá của Mặt trăng Europa sao Mộc có thể đang tồn tại một đại dương mênh mông, có thể có sự sống.

Europa là một trong bốn Mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc mà NASA đã chú ý tới trong hàng thập kỷ qua.

Từ lâu, các nhà khoa học của NASA đã nghi ngờ về việc tồn tại một đại dương rộng lớn, mênh mông bên dưới vỏ băng giá của Mặt trăng Europa sao Mộc. Đây chính là tiền đề thuận lợi cũng như một hy vọng mới về một hành tinh có thể có sự sống.


Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ bên dưới vỏ băng giá của Mặt trăng Europa sao Mộc là một đại dương rộng lớn.

Và buổi họp báo công bố chính thức sẽ được diễn ra vào 14.00 ET ngày thứ 2 tới (tức là khoảng 2h sáng ngày thứ 3 - 27/9) này sẽ tiết lộ một thông điệp bí ẩn - bằng chứng bất ngờ về Mặt trăng Europa.

Thông tin này khiến cho nhiều nhà khoa học cảm thấy thú vị và hào hứng. Giới khoa học NASA tính toán rằng, sự cân bằng hóa học của đại dương bên dưới bề mặt Mặt trăng Europa rộng 3.100km có tiềm năng sản xuất hydro và oxy tương tự như ở Trái đất.

Đại dương này có thể có môi trường tương tự như môi trường gần các ống phun nước nóng ngầm dưới đáy biển hoặc giống như môi trường trong hồ Vostok ở Bắc Cực.


Khi Europa tiến đến gần Sao Mộc thì nó căng ra thành hình thuôn. Khi nó cách xa sao Mộc thì nó co lại thành hình cầu.

Nhiệt độ bề mặt Europa là 110 K (−160 °C; −260 °F) tại xích đạo và 50 K (−220 °C; −370 °F) tại 2 cực, khiến băng trên Europa cứng như đá granite. Sự sống trong một môi trường như vậy nếu có sẽ giống như các dạng sống nguyên sinh ở đáy biển trên Trái đất.

NASA đang lên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ khai phá tìm ra sự sống trên Mặt trăng này vào năm 2020.

Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài của sao Mộc. Europa được Galileo Galilei và Simon Marius phát hiện năm 1610.

Trong quỹ đạo di chuyển của mình, Europa tiến lại gần rồi ra xa Sao Mộc làm thay đổi trọng lực lên nó.

Kết quả là Mặt trăng này liện tục bị ép chặt rồi nhả ra như một bong bóng chứa đầy nước, tạo ra các nứt vỡ và đứt gãy.


Hình ảnh chụp lại trên bề mặt Europa - chằng chịt vết nứt vỡ.

Buổi họp báo tới sẽ có sự tham gia của khá nhiều nhà nghiên cứu lớn như:

  • Paul Hertz, Giám đốc Bộ phận Vật lý thiên văn tại trụ sở NASA
  • William Sparks, nhà thiên văn học thuộc Viện Khoa học Kính thiên văn không gian ở Baltimore
  • Britney Schmidt, trợ lý giáo sư tại các trường học của Trái đất và Khoa học khí quyển tại Viện Công nghệ Georgia, Atlanta
  • Jennifer Wiseman, nhà khoa học dự án Hubble cao cấp tại Trung tâm không gian Goddard của NASA

Buổi họp báo hứa hẹn sẽ cung cấp cho công chúng những thông tin cực "sốc" và thú vị nhất về Europa cũng như kết quả mà giới khoa học đã thu thập được trong thời gian qua.

Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất của Thái dương hệ. Đây là một hành tinh khí khổng lồ - tức là không có bề mặt rắn, với khối lượng bằng 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời cộng lại.

Mộc tinh có rất nhiều mặt trăng - vệ tinh tự nhiên xoay quanh, trong đó có 4 mặt trăng lớn là: Io, Europa, Ganymede và Callisto. Mặt trăng Europa cách Trái đất khoảng 588 triệu km (sai số 670,900km). Con số này gấp khoảng 1500 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng của chúng ta và để di chuyển lên đây, con người sẽ cần đến một chuyến đi kéo dài 13 - 14 tháng.

Cập nhật: 24/09/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video