“Cõng” chữ lên mạng

Khi mà hình ảnh những ông đồ đạo mạo, áo the khăn xếp đã ngày càng vắng bóng thì cũng là lúc người ta không còn cảm thấy xa lạ trước một “thế hệ” ông đồ mới - những “ông đồ” mặc áo sơ mi giản dị, sử dụng điện thoại di động… và thậm chí là cả máy tính xách tay để đưa “con chữ” lên mạng.

Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?” câu hỏi xót xa cho sự tàn phai của một nét đẹp văn hoá mà thi nhân Vũ Đình Liên đặt ra, tưởng mãi không có lời hồi đáp. Nhưng giờ đây, có một nhóm thanh niên đã, đang từng ngày “trả lời” câu hỏi đó… theo cái cách rất riêng của họ: trở thành những ông đồ để biến khát khao “phục hưng” thư pháp thành hiện thực.

Nhóm thư pháp trẻ Hà Nội được thành lập. Với Lê Quốc Việt, Nguyễn Quang Duy, Kiều Quốc Khánh, Phạm Văn Tuấn… - những ông đồ trong thời đại của công nghệ, thư pháp không dừng lại ở một thú chơi. Họ quyết tâm phục hưng một nét đẹp văn hoá đã dần mai một, quyết tâm làm sống lại huơng thơm của chữ, sắc đỏ của giấy dó trong lòng người Việt bằng những phương pháp rất… hiện đại.

Một Website về thư pháp được lập lên, đó là Website www.thuhoavietnam.com… những diễn đàn trên mạng, các cuộc triển lãm cũng được tổ chức… và sau đó, chữ xuất hiện trên Internet để đến với những người quan tâm môn nghệ thuật này. Nhờ Internet nhiều người có cơ hội để làm quen với thư pháp, từ đó thích và đam mê thư pháp.

Có thể nói, từ ngày Website Thuhoavietnam.com được lập nên, không khí của thư pháp thời hiện đại đã thêm phần sôi động. Ngọn lửa đam mê thư pháp được vài người nhen lên, giờ đã lan toả ra cả một cộng đồng đặc biệt - những cư dân trên mạng.

“Thầy đồ” Nguyễn Quang Duy, thành viên của Website www.thuhoavietnam.com chia sẻ: “Khát khao phục hưng thư pháp đã gợi ý và thôi thúc chúng tôi thành lập trang web thuhoavietnam.com, trên đó phản ánh đầy đủ các hoạt động của hội anh em thư pháp. Đồng thời, trang web cũng cung cấp các kiến thức rất cơ bản về thư pháp, những bạn yêu thư pháp có thể khám phá ở đây nhiều điều bất ngờ thú vị. Công nghệ hiện đại đã giúp chúng tôi mang thư pháp đến được với nhiều người hơn. Công nghệ hiện đại cũng phá vỡ về không gian tức là việc giao lưu giữa các vùng miền thật dễ dàng, những người yêu thích thư pháp ở miền Trung, miền Nam, miền Bắc được giao lưu với nhau qua mạng, tôi nghĩ những ứng dụng của công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu để quảng bá cho nghệ thuật thư pháp”.

Tết này, ở những địa danh nổi tiếng của Hà Nội như thành cổ, Văn Miếu… nhóm thư pháp trẻ vẫn miệt mài đem con chữ đến với những người yêu chữ, miệt mài đưa “cái chữ” trên mạng với hy vọng sẽ chắp cánh cho chữ đi xa hơn.

Sống trong thời đại mới, với nhịp thở mới của cuộc sống, bức chân dung của “ông đồ” giờ cũng đã thay đổi. Có thể nhận thấy, các “cụ đồ” bây giờ phần đa còn rất trẻ, học cả Tây học và khá “nhạy” với những thành tựu mới của công nghệ. Không hiếm để bắt gặp đâu đó tại Văn Miếu, tại ven Hồ Gươm, tại cổ thành hình ảnh một ông đồ trẻ một tay cầm bút lông, một tay cầm điện thoại di động. “Ông đồ” đi xe máy, xài di dộng đã thường, giờ là thời của những ông đồ ngồi bên máy tính, ngồi bên Laptop, lướt net và đưa chữ lên mạng tại những quán café Wifi. Tự hoạ bức chân dung chính mình, Anh Lê Quốc Việt, Chủ nhiệm CLB Thư Pháp Trẻ Hà Nội nhận xét: “Thực thể khuôn mặt một thư pháp gia thời @ cho thấy rằng họ rất năng động. Họ đẩy cái chữ nghĩa ăn nhập với đời sống hiện đại khi đưa nó vào chốn như đẩy chữ vào di tích, đẩy chữ ra vỉa hè, xác hợp cái đời sống xã hội hoá chữ nghĩa trong lòng dân, vừa có thể chơi một cách cao cách như một dòng văn nhân, cũng có thể bình dị hoá nó đi.”

“Ông đồ” Duy thì kể lại: “Tôi cũng từng viết tặng chữ vào đầu năm rất là nhiều. Có lần tôi đang viết thì có điện thoại, vừa cầm di động lên mọi người cười trêu và bảo đấy ông đồ thời @ bây giờ một tay viết chữ, một tay cầm điện thoại di động. Chúng tôi ăn mặc cũng chả khác các bạn đi xin chữ là mấy, cũng quần âu, áo sơ mi, nhiều khi tôi còn mặc Com – lê, đeo cà vạt. Chúng tôi không ngại tiếp xúc với máy tính và những ứng dụng khoa học mới.”

Công nghệ giờ đã có mặt ở mọi góc cạnh của đời sống, đến với cả những lĩnh vực tưởng như không có một sự liên hệ nào với nó như thư pháp. Đầu xuân, trong làn mưa bụi bay và sắc đỏ của hoa đào, nếu bạn tình cơ phát hiện một “ông đồ” nào đó ăn mặc như một doanh nhân, tay cầm điện thoại di động cùng với bút lông để viết thư pháp thì đừng ngạc nhiên… thời @, những “ông đồ” có lý do nào để không @ theo cơ chứ…

Quyết Thắng

Theo VTV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video