Công nghệ chữa trị hiện tượng "đau chi ma"

Nhờ công nghệ máy tính tương tác với não, các bệnh nhân khuyết tật sẽ không còn phải chịu đựng cơn đau ở phần chi bị liệt hoặc đã mất.

Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra cách điều trị chứng "đau chi ma" ở người khuyết tật, bằng cách sử dụng công nghệ sử dụng máy tính dùng để điều khiển các hoạt động não bộ, theo Live Science. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications hôm 27/10.

Hiện tượng "đau chi ma" là khi một người cảm thấy đau tay hoặc chân, dù tay chân đó đã mất hoặc bị liệt. "Họ vẫn cảm nhận được những đau đớn như bị bỏng hay đau do mẫn cảm mà các loại thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng", tiến sĩ Ben Seymour, một nhà khoa học thần kinh thuộc Đại học Cambridge, Anh, đồng tác giả báo cáo cho biết.


Một số người khuyết tật vẫn cảm thấy cơn đau ở chi đã mất. (Ảnh minh họa: Painresource).

Thông thường, não bộ điều khiển cử động các phần trên cơ thể, tiến sĩ giải phẫu thần kinh Takufumi Yanagisawa, Đại học Osaka, Nhật Bản, tác giả chính của nghiên cứu, cho hay.

Khi cử động xảy ra, não bộ sẽ tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các giác quan để kiểm tra cử động đó có theo ý muốn của con người hay không. Đó không chỉ là các thông tin từ mắt (nhìn thấy phần cơ thể chuyển động) mà còn là thông tin xúc giác và cảm giác trong không gian từ chính phần cơ thể đó, được gửi từ cơ bắp tới não bộ.

Tuy nhiên, nếu phần cơ thể muốn cử động bị liệt hoặc không còn, não bộ sẽ không nhận được các thông tin phản hồi đó. Sự trái ngược giữa ý định cử động và kết quả thực tế, được cho là nguồn gốc của các cơn đau này, theo Yanagisawa.

Trước đây, khi sử dụng công nghệ tương tác bằng máy tính với não bộ, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chỉ cần chuyển dịch thông tin não bộ thành cử động của các bộ phận giả là cơn đau sẽ biến mất.

Tuy nhiên, bệnh nhân được điều trị theo cách này cho biết họ còn cảm thấy đau hơn, theo Yanagisawa. Nguyên nhân là do không loại bỏ được sự trái ngược giữa ý định cử động và tín hiệu phản hồi mà não bộ nhận được. Dù bệnh nhân nhìn thấy bộ phận giả chuyển động, họ vẫn không cảm nhận được nó hay có các thông tin phản hồi từ cơ bắp về vị trí của bộ phận giả trong không gian.


Kết nối hệ thống tương tác với não bộ. (Ảnh: Đại học Osaka).

Nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã thử cách tiếp cận khác trên cùng nhóm bệnh nhân. Họ yêu cầu bệnh nhân cố gắng di chuyển một cánh tay tưởng tượng từ phía đối diện với nơi cảm thấy đau. Ví dụ bệnh nhân có tay trái bị liệt hoặc đã mất, sẽ tưởng tượng có một cánh tay bên phải và cố gắng di chuyển nó. Tín hiệu hoạt động này của não sẽ được chương trình tương tác ghi lại và chuyển dịch thành cử động của bộ phận giả.

Với cách làm này, cơn đau của bệnh nhân đã thuyên giảm, dù chỉ là tạm thời. Do ra lệnh cho cánh tay tưởng tượng di chuyển, não bộ cũng sẽ chờ phản hồi từ cánh tay này chứ không phải từ tay thực.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho biết họ chưa thể áp dụng rộng rãi cách điều trị này và chi phí điều trị cũng rất cao.

Cập nhật: 01/11/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video