Hơn một nửa diện tích Israel là sa mạc, khí hậu không thuận lợi, thiếu nguồn nước nhưng những người do thái đã khiến cả thế giới khâm phục với công nghệ nuôi cá trên sa mạc. Không những họ có thể cung cấp đủ cá cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu các đi các nước khác trên thế giới.
Công nghệ nuôi cá trên sa mạc khiến cả thế giới khâm phục của Israel
Nông nghiệp là một ngành phát triển cao ở Israel: Nước này là nhà xuất khẩu các sản phẩm tươi sống quan trọng, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ nông nghiệp dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên quốc gia này luôn biết cách áp dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất chất lượng nông sản.
Trang trại nuôi cá trên sa mạc
Israel còn được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ 1,7% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu trên dưới 3,5 tỷ USD nông sản, đưa nước này trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Theo ông Dotan Bar-Noy - CEO Công ty GFA, trong một vài năm trở lại đây, việc đánh bắt cá tràn lan đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi của biển. Nếu không có động thái phù hợp để ngăn chặn, nhiều loài cá nước mặn sẽ biến mất hoàn toàn.
ISrael luôn biết cách áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ nuôi cá trên sa mạc.
Ông Dotan Bar-Noy cùng với hơn 30 người khác, chủ yếu là kỹ sư, các nhà sinh học biển kết hợp với những kỹ thuật dân gian đã tìm ra một giải pháp mới góp phần làm giảm việc đánh bắt bừa bãi khiến chủng loại và số lượng cá biển ngày càng giảm xuống như hiện nay, đó chính là công nghệ mới có thể cho phép nuôi cá biển trong đất liền, đặc biệt là trên sa mạc. Đây là một hệ thống sử dụng thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải sản sinh trong quá trình nuôi cá, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường.
Sau ngày độc lập, những cuộc thăm dò địa chất, nguồn nước được nước này tiến hành tại các vùng hoang mạc và bán hoang mạc như Negev. Người Israel đã nỗ lực tìm các phương pháp lấy nước mặn từ lòng đất và xây những hệ thống tái chế nước để kết hợp nuôi thuỷ sản và trồng trọt, tối đa hóa hiệu quả sử dụng nước, cải tạo, vỡ hoang đất từ hoang mạc.
Các hệ thống trang trại nuôi cá của người Israel sẽ tái sử dụng lại 99% nước và lọc những chất thải của cá làm phân bón cho cây trồng. Nước thải từ hồ cá sẽ trải qua một hệ thống tái chế phức tạp nhằm làm sạch độc tố và chất bùn bẩn, sau đó lại được tái sử dụng cho các hồ cá.
Hệ thống này của người Do Thái có thể sử dụng tại bất kỳ nơi nào trên đất liền miễn là có một nguồn nước khởi điểm nhất định.
Những chất thải từ hồ cá có thể làm chất dinh dưỡng cho cây trồng, nhưng hệ thống khép kín này vẫn cần phải làm sạch khoảng 1 năm/lần do các cặn bùn bám vào lưới lọc và hệ thống máy móc.
Một yếu tố mà người nuôi cá rất lo lắng đó chính là vấn đề dịch bệnh. Tuy nhiên, ở các trang trại cá khép kín này thì nguồn lây bệnh thường chỉ đến từ các đợt cá giống mới khi được đưa đến trang trại, còn yếu tố thiên nhiên và những con cá hoang dã sẽ là rất thấp.
Một trong những chìa khóa thành công chủ đạo của ngành nuôi trồng cá tại Israel là công nghệ xác định nguồn nước ngầm cũng như việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nước đến từng giọt, qua đó cho phép người dân có thể nuôi cá trên sa mạc với lượng nước có hạn.
Bên cạnh đó, do nguồn nước có hạn nên người Israel thường tích nước vào mùa đông để sử dụng cho nông nghiệp trong mùa hè. Tận dụng điều này, các trang trại nuôi cá đã sử dụng nguồn nước tích trữ để sử dụng nuôi trồng thủy sản, cung cấp thêm thực phẩm mà vẫn đảm bảo lượng nước cung cấp cho nông nghiệp vào mùa hè.
Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái, Israel áp dụng một hệ thống xử lý nước vô cùng chặt chẽ, đồng thời nâng cao ý thức về việc tiết kiệm nước cũng như bảo vệ môi trường cho người dân.
Chính phủ Israel cũng có hỗ trợ đặc biệt cho việc đầu tư vào nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản. Có đến 24% tổng số tiền hỗ trợ từ chính phủ là cho các dự án ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và những doanh nghiệp trong ngành này được miễn mọi loại thuế nhập khẩu.
Ngày nay, nhờ vào những nỗ lực ban đầu ấy, “hơn 10 trang trại nuôi cá quy mô cực lớn đã được xây dựng ở nhiều vùng của Negev”, Shmuel Rothbard viết. Nước từ lòng đất được dẫn vào nuôi cá rồi sau đó được dùng phục vụ tưới tiêu cho hoa màu.
Những hồ nuôi cá giờ đây có khắp Israel, nhiều giống cá mới được giới thiệu. Người Israel nuôi cá chép, rô phi, trắm cỏ, cá đối đầu dẹt (cá đối nục), cá vược, cá mè, cá hồi và một số loài cá cảnh.
Israel còn được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước
Tuy nhiên, không phải ngành nuôi cá của Israel không gặp khó khăn. “Nhiều trang trại ở vùng hồ Galilee bị bỏ hoang khi giá nước tăng cao”, thư ký Hiệp hội Nuôi cá Israel Yossi Yaish nói. “Vùng Galilee có nguồn nước ngọt uống được và không thể dùng nguồn nước quý giá ấy đi nuôi cá”.
Chìa khóa cho thành công của ngành nuôi trồng thủy sản Israel nằm ở việc biết được ở đâu có nguồn nước dồi dào, biết cách tối đa hóa lợi ích của từng giọt nước. Tiến bộ công nghệ quan trọng nhất của nước này trong việc nuôi thủy sản là hiện thực hóa ý muốn nuôi cá bằng nguồn nước dự trữ chiến lược hiếm hoi theo cách thông minh nhất.
Hơn nữa, việc chú ý chất lượng cá đã giúp Israel cải thiện chủng loại cá nước ngọt bản địa. Hiện mỗi năm ngành nuôi cá ở Israel sản xuất 20.000 tấn cá. Với giá cả hiện tại khoảng 3,5USD/kg, ngành nuôi cá có doanh thu 70 triệu USD/năm. Người nuôi cá nước này hy vọng sớm chiếm lĩnh thị trường châu Âu, đa dạng hóa sản phẩm, thậm chí là phát triển du lịch trang trai thủy sản.