Những người phải vật vã lắm mới rời được giường vào buổi sáng thực ra rất thông minh

Xin hãy dành sự tôn trọng nhất định cho những người "khó dậy sớm" nhé. Họ thông minh hơn bạn tưởng đấy!

Trong số chúng ta, có những người mà ngủ bao nhiêu lâu cũng dường như không đủ. Họ có thể vô tư "nướng khét lẹt" tới tận trưa, rồi vừa ăn trưa xong lại lên làm một giấc "ngắn" tới chiều.

Cũng may, họ có thể làm việc tới 3 - 4h sáng, rồi lại tiếp tục chuỗi sinh hoạt như vậy. Có điều, người khác thì ngán ngẩm khi sáng nào có giờ học đều thấy họ bấm nút "snooze" hàng chục lần, và auto cho rằng họ thật lười biếng và vô kỷ luật.


5 phút nữa thôi...

Nếu bạn là một trong những người như trên thì đây là tin vui từ khoa học: Bạn có thể rất thông minh, sáng tạo và luôn cảm thấy vui vẻ yêu đời hơn người bình thường.

Một nghiên cứu từ Anh mang tên "Vì sao cú đêm lại thông minh hơn" đã đưa ra mối liên hệ giữa việc bấm nút "lặp lại báo thức" (Snooze) với sự sáng tạo, thông minh và tinh thần độc lập. Các tác giả nghiên cứu là Satoshi Kanazawa và Kaja Perina đã đưa ra ý kiến rằng chúng ta đã tiến hóa hơn tổ tiên rất nhiều để thích nghi với đời sống hiện đại.

Điều này có nghĩa việc ngủ sớm dậy sớm là tập tính "xưa" rồi, khi mà con người còn phải đề phòng thú dữ tấn công. Bây giờ, những người thức khuya dậy trễ đã "tiến hóa" để thích ứng với cuộc sống hiện đại.

Vậy nên có thể hiểu, những người phải vất vả với nút Snooze là những người đã tiến hóa rất tốt, và nhiều khả năng họ thông minh hơn bình thường.


Tôi là ai? Và đây là đâu?

Sự tương quan thứ 2 liên quan nhiều về trực giác hơn: Nếu chúng ta tập cách nghe theo nhu cầu cơ thể và trì hoãn thêm 5 phút, thay vì nghe theo tiếng kêu chát chúa của cái điện thoại di động réo gọi ta dậy, ta thường có khả năng làm theo mơ ước của bản thân và tự tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề.

Chính điều này làm con người trở nên sáng tạo và độc lập hơn.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi ĐH Southampton cũng ủng hộ giả thuyết này, bằng cách so sánh tình trạng kinh tế - xã hội của 1229 người. Kết quả cho thấy những "cú đêm" (đi ngủ sau 11 giờ khuya và thức dậy sau 8 giờ sáng) có thu nhập cao và lối sống thoải mái hơn mức trung bình.


Những người phải vất vả với nút Snooze là những người đã tiến hóa rất tốt.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên nằm ườn mãi trên giường. Dù những người thức khuya dậy trễ đúng là có vui vẻ và thông minh thật, nhưng vẫn có những tác hại nguy hiểm khi ngủ quá nhiều.

Ví dụ, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu như ngủ quá 12h/ngày, nguy cơ đột tử của một người sẽ cao hơn.

Vậy nên làm gì cũng phải có chừng mực. Bạn có thể ngủ muộn dậy sớm một chút, nhưng đừng làm quá là được.

Cập nhật: 10/07/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video