Công nghệ y học 15 năm tới: Đột phá cỡ tia X, kháng sinh... của thế kỷ 20

Trong 15 năm tới, sẽ có nhiều đột phá trong tiến bộ công nghệ y học, theo giáo sư Donald Combs, thuộc khoa kế hoạch y học của Đại học Y khoa Đông Virginia, Mỹ, trong bài viết đăng trên Tạp chí Y học Anh (BMJ).

Một số bước đột phá được giới thiệu là: thiết bị tiêu mỡ, giống như máy quét kiểm tra tại các sân bay. Khi người thừa mỡ đi qua, tia laser sẽ tiêu diệt mỡ thừa, giúp con người giải phóng số cân dư trong vòng ba ngày mà không gặp phản ứng phụ.

Trong tương lai, tã lót sẽ theo dõi sức khỏe của bé (Ảnh  minh họa: Flickr)

Công nghệ sóng, hoặc sử dụng các bước sóng nhẹ, sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư một cách chính xác hơn liệu pháp X-quang hiện nay.

Người bị huyết áp cao hoặc tiểu đường sẽ được cấy vi mạch dưới da nhằm theo dõi nhịp tim và hô hấp, huyết áp và lượng đường huyết.

Sinh trắc học sẽ được dùng để theo dõi các tác nhân gây bệnh trong nước tiểu và phân của trẻ em, trong khi tã lót thông minh sẽ thay đổi màu khi bé bị cảm lạnh chẳng hạn. Máy tính sẽ vẽ khớp háng và đầu gối giả với kích thước chính xác, giúp thiết kế và thay thế háng và đầu gối thật.

Những người mất thị giác có thể nhìn trở lại được nhờ kính viễn vọng siêu nhỏ lắp trong cầu mắt.

Theo giáo sư Combs, đây là các bước đột phá y học quan trọng cho thế kỷ 21, cũng giống như thuốc aspirin, tia X và thuốc kháng sinh là đột phá y học quan trọng trong thế kỷ 20.       

Theo The Guardian, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video