Công ty Australia đông lạnh người đầu tiên để chờ hồi sinh

Người đàn ông Australia khoảng hơn 80 tuổi qua đời ngày 12/5 được đông lạnh -200 độ C để bảo quản và chờ tiến bộ y học trong tương lai.

Công ty Australia Southern Cryonics thông báo, họ đã đông lạnh thành công khách hàng đầu tiên với chi phí 170.000 USD, Independent hôm 30/5 đưa tin. Đây cũng là người đầu tiên ở Australia được đông lạnh cơ thể sau khi chết với hy vọng hồi sinh trong tương lai nhờ các tiến bộ y học.


Minh họa công nghệ đông lạnh xác chờ hồi sinh. (Ảnh: The American Chemical Society)

Người đàn ông Australia khoảng hơn 80 tuổi qua đời ngày 12/5, được công ty Southern Cryonics gọi là "Bệnh nhân 1". Ngay sau khi ông mất, thi thể được chuyển từ phòng lạnh của bệnh viện đến nhà tang lễ, bảo quản trong đá. Sau đó, đội ngũ gồm các chuyên gia tưới máu (thường tham gia phẫu thuật tim mạch) và bác sĩ nỗ lực làm việc trong 10 giờ theo các quy trình đặc biệt để ổn định cơ thể.

Trong quá trình làm ổn định, nhóm chuyên gia sử dụng loại máy trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) mới nhất. "Bệnh nhân được bọc trong một chiếc túi ngủ đặc biệt với khả năng giữ nguyên vẹn trong nitơ lỏng. Bệnh nhân 1 sau đó được làm lạnh đến nhiệt độ đá khô và đưa đến cơ sở Holbrook của chúng tôi", công ty cho biết.

Thi thể sau đó được giảm dần xuống nhiệt độ nitơ lỏng, -200 độ C, trong buồng lạnh của Southern Cryonics. Công ty tuân thủ chặt chẽ những quy trình mà họ hợp tác phát triển cùng chuyên gia Aaron Drake tại trung tâm Arizona Medical Science.

Nhiều nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại về tính khoa học và đạo đức về công nghệ đông lạnh xác chờ hồi sinh. Các nhà sinh học hiện có thể tái tạo vài trăm tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nhưng hồi sinh hoàn toàn một người vẫn là chuyện khoa học viễn tưởng.

"Tôi biết rằng chỉ riêng quá trình làm tan băng vài tế bào trong một ống nghiệm nhỏ rồi khiến chúng sống lại đã rất đáng chú ý. Làm điều đó với toàn bộ cơ thể người, người này đã chết vì một lý do nhất định, rồi đảo ngược điều đó và hồi sinh sẽ còn cách rất, rất xa", Bruce Thompson, người đứng đầu Trường Khoa học Y tế Melbourne, nhận định.

Cập nhật: 01/06/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video