Công ty Trung Quốc vượt mặt SpaceX, phóng thành công tên lửa dùng khí methane

Một công ty Trung Quốc lần đầu tiên trên thế giới đã phóng thành công vệ tinh bằng tên lửa chạy bằng khí methane và oxy lỏng.

Sự kiện đã đánh bại công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk về công nghệ, nuôi hy vọng giúp ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc có thể ứng dụng dòng tên lửa này trong thương mại.

Theo Tân Hoa Xã, tên lửa Zhuque 2 Y-3, do công ty hàng không tư nhân LandSpace có trụ sở tại Bắc Kinh phát triển và đã phóng thành công từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc Trung Quốc vào rạng sáng 9/12.


Tên lửa đẩy Zhuque 2 Y-3 được phóng vào không gian vào rạng sáng 9/12. (Ảnh: LandSpace).

Báo cáo cho biết, tên lửa đã đưa ba vệ tinh bao gồm: Honghu, Honghu 2 và TY-33 vào quỹ đạo theo kế hoạch.

Thành công từ vụ phóng đã tiên phong một giai đoạn mới cho việc thương mại hóa việc phóng tên lửa chạy bằng năng lượng lỏng ở Trung Quốc, chứng minh độ tin cậy và ổn định của công nghệ này.

LandSpace cho biết: "Chúng tôi sẽ liên tục tạo ra các sản phẩm tên lửa phóng thương mại hiệu quả về chi phí, độ tin cậy và công suất cao.

Đây là chìa khóa để LandSpace đạt được mục tiêu công nghiệp hóa và thương mại hóa thế hệ tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, hướng tới việc cung cấp tên lửa trên quy mô lớn với chi phí thấp, đồng thời đảm bảo thành công quá trình phóng liên tục và ổn định".

Thiết kế hiện tại của tên lửa này có thể vận chuyển 1,5 tấn hàng hóa vào quỹ đạo như các vệ tinh.

Theo công ty này, các kỹ sư đang thực hiện những cải tiến mới với dòng tên lửa Zhuque 2 Y-3 nhằm giúp nó có khả năng mang tải trọng lên đến 4 tấn vào quỹ đạo, đáp ứng nhu cầu của tàu vũ trụ hay các vệ tinh quỹ đạo gần Trái Đất.

Tên lửa có chiều dài 49,5 mét, đường kính 3,35m và khối lượng cất cánh lên đến 220 tấn, chưa bao gồm trọng tải.

Hãng tin Trung Quốc Caixin, đưa tin LandSpace đã lên kế hoạch cho ba lần phóng tiếp theo và tăng gấp đôi số lượng hàng năm để đạt 12 lần phóng vào năm 2026.

Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc vũ trụ hàng đầu thế giới vào năm 2045 từ việc ứng dụng sự đổi mới công nghệ để thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

Các công ty vũ trụ tư nhân của Trung Quốc đang mọc lên như nấm và có nhiều thành công.

Vào tháng 4, lần đầu tiên trên toàn cầu, công ty khởi nghiệp Space Pioneer có trụ sở tại Bắc Kinh đã phóng thành công tên lửa Thiên Long 2, sử dụng dầu hỏa làm từ than.

Đối với dòng tên lửa sử dụng khí methane được các cơ quan vũ trụ trên thế giới đánh giá cao do nó đốt cháy sạch hơn nhiên liệu truyền thống.

Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của động cơ tên lửa và phù hợp hơn đối với các dòng tên lửa tái sử dụng.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), khí methane ổn định, đậm đặc hơn hydro lỏng (nhiên liệu tên lửa phổ biến nhất), cho phép nó có thể lưu trữ ở nhiệt độ dễ bảo vệ, đồng thời có thể chứa trong những thùng nhỏ.

Hai tên lửa methane oxy lỏng khác do Mỹ sản xuất là Starship của SpaceX và Terran 1 của công ty hàng không vũ trụ Relativity Space, tất cả đã thất bại trong những thử nghiệm gần đây.

Cập nhật: 11/12/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video