Cửa sổ kính màu "chứng kiến" vụ giết người khét tiếng nhất nước Anh

Một nghiên cứu mới tiết lộ, các cửa sổ kính màu của Nhà thờ Canterbury ở Anh đã lâu đời đến mức "chứng kiến" một trong những vụ giết người khét tiếng nhất nước Anh thời Trung cổ.

Phân tích cho thấy, một số cửa sổ kính màu của nhà thờ, mô tả các nhà tiên tri trước Chúa Giê-su, có thể có niên đại từ giữa những năm 1100, khiến chúng trở nên lâu đời nhất ở Anh và là một trong những cửa sổ lâu đời nhất trên thế giới.


Cửa kính màu ở Anh chứng kiến vụ sát hại Tổng giám mục thời Trung cổ.

Léonie Seliger, người đứng đầu bộ phận bảo tồn kính màu tại nhà thờ, cho biết các cửa sổ đã chứng kiến vụ giết hại Thomas Becket, tổng giám mục Canterbury vào năm 1170, Chúng cũng chứng kiến Henry II quỳ gối cầu xin sự tha thứ cũng như chứng kiến vụ hỏa hoạn thiêu rụi nhà thờ năm 1174 và tất cả lịch sử nước Anh.

Becket nhờ các mối quan hệ xã hội để vào gia đình của Tổng giám mục Theobald của Canterbury và để có được sự tin tưởng của Vua Henry II, người đầu tiên bổ nhiệm Becket làm người đứng đầu hoàng gia và sau đó là tổng giám mục mới sau khi Theobald qua đời.

Căng thẳng cuối cùng cũng bùng lên vào mùa đông năm 1170. Becket bị lưu đày sang Pháp, và việc ông trở lại Anh đã khiến nhà vua phẫn nộ. Người ta đồn rằng nhà vua đã nói to vào lễ Giáng sinh trong lâu đài của ông ở Bures, Normandy. Bốn hiệp sĩ trong đoàn tùy tùng của nhà vua, những người biết được tin tức về sự không hài lòng của ông đã đi đến Nhà thờ Canterbury để đối đầu với Becket.

Sau khi vị linh mục từ chối bị quản thúc, các hiệp sĩ quay trở lại với những thanh gươm. Một cuộc ẩu đả ngắn sau đó xảy ra. Bên bàn thờ và dưới ánh sáng chiếu xuyên qua cửa sổ, bốn nhát kiếm dội xuống đầu linh mục khiến hộp sọ của linh mục vỡ toác, óc văng trên sàn nhà thờ, theo lời kể của linh mục Edward Grim.

Dân làng đến lấy máu của linh mục đã chết, thậm chí thoa lên mặt và quần áo của họ. Becket, sau đó biến thành một người tử vì đạo, người sau này được phong thánh, đã ám ảnh lương tâm của nhà vua trong suốt phần đời còn lại của mình.

Một trận hỏa hoạn đã tàn phá nhà thờ 4 năm sau đó. Cho đến nay, các nhà sử học cho rằng không có tấm kính ban đầu nào chứng kiến cảnh tượng đẫm máu còn sót lại.

Các nhà nghiên cứu không có ý định chứng minh rằng những tấm kính có niên đại từ những thời kỳ khó khăn này. Bằng cách xem xét các thành phần hóa học đã thay đổi như thế nào theo thời gian, các nhà nghiên cứu đã có thể tìm ra tuổi của kính.

Nhóm nghiên cứu tập trung vào bốn cửa sổ được gọi là Tổ tiên của Chúa Kitô, một phần là do Madeleine Caviness, một nhà sử học nghệ thuật tại Đại học Tufts ở Massachusetts, Mỹ đã đề xuất vào năm 1987 rằng những tấm cửa sổ này có phong cách cổ hơn những tấm khác trong nhà thờ. Phân tích kéo dài 3 năm của nhóm nghiên cứu cho thấy, các cửa sổ được làm từ năm 1130 đến năm 1160, sớm hơn nửa thế kỷ so với những gì đã được giả định trước đây.

Tác giả chính của nghiên cứu Laura Ware Adlington, một nhà khoa học vật liệu độc lập, người đã phát triển phương pháp phân tích mới, cho biết rằng, sự thống nhất giữa phân tích của Caviness và xác định niên đại huỳnh quang mới là rất đáng chú ý, ngay cả khi chi tiết như chiếc mũ của nhà tiên tri Nathan "mà Caviness xác định là một phần bổ sung đầu thế kỷ 13,

Caviness, hiện 83 tuổi, cho biết, bà vui mừng khi biết rằng phân tích của bà đã được xác nhận sau gần 35 năm.

Caviness nói: “Những phát hiện khoa học, những quan sát và niên đại của thánh đường giờ rất khớp với nhau. Nhưng tôi chắc chắn có một vài dự án nữa sẽ tiếp tục".

Cập nhật: 10/10/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video