Cùng đón chờ cảnh tượng thiên văn triệu năm có một

Lúc 1 giờ 27 phút sáng 21/10 (giờ Việt Nam), những người đam mê thiên văn học sẽ được chứng kiến cảnh tượng triệu năm mới xảy ra một lần khi sao chổi Siding Spring (C/2013 A1) bay sượt qua Sao Hỏa ở khoảng cách gần nhất, khoảng 141.600km - gần bằng một nửa khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.

>>> Sao chổi gần sao Hỏa vào tầm ngắm


Sao chổi Siding Spring bay sượt qua Sao Hỏa là hiện tượng thiên văn triệu năm có một. (Nguồn: NASA)

Lúc đó, sao chổi được dự đoán lao đến với vận tốc khoảng 54.717m/giây.

NASA đã di chuyển phi đội tàu không gian đang trực chiến trên quỹ đạo hành tinh đỏ nhằm tránh nguy cơ bị hư hỏng do trúng phân tử bụi phát ra từ sao chổi.

Các chuyên gia NASA gọi sự kiện trên là “món quà của vũ trụ”, do đây là dịp các phi thuyền Trái đất có thể thu thập thông tin về kích thước, tốc độ và hướng xoay của sao chổi, cũng như kết cấu của nó.

Nhà du hành vũ trụ John Grunsfeld cho biết sao chổi trên chưa bao giờ tiến vào khu vực bên trong của hệ mặt trời, do vậy nó sẽ cung cấp những manh mối mới về những ngày đầu tiên của hệ mặt trời chúng ta.

Siding Spring có nguồn gốc từ đám mây Oort, một khu vực không gian hình cầu bên ngoài hệ Mặt Trời với khoảng cách từ 50.000 đến 100.000 đơn vị thiên văn, có chứa các vật thể băng giá còn sót lại sau quá trình hình thành hệ này.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Thanh Niên, TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video