Bước vào thế kỷ 21, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…đều tới tấp đặt ra các kế hoạch thăm dò Mặt Trăng của mình.
Smart 1 (Ảnh: Spacetoday) |
Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ chính của Đức kêu gọi: trước năm 2015 đặt kính viễn vọng cỡ lớn, phát sóng dài trên mặt trăng, tiến thêm một bước khám phá vũ trụ bí ẩn, triển khai việc khảo cứu mặt trăng và trạm nghiên cứu khoa học có người ở.
Châu Á hiện cũng có ba nước là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đang tích cực triển khai hoạt động thăm dò mặt trăng.
Nhật Bản là nước thứ ba phóng thành công thiết bị thăm dò mặt trăng “Phi thiên”. Tháng 1 năm 1990, Nhật Bản đã dẫn đầu trong việc phá vỡ sự lũng đoạn của Mỹ và Liên Xô cũ. Thiết bị thăm dò nặng 182kg dùng để thăm dò môi trường mặt đất – quỹ đạo mặt trăng. Năm 1993, tàu Phi Thiên đáp xuống mặt trăng, kết thúc công việc. Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên vì thế rất chú trọng đối với việc thăm dò mặt trăng. Họ vẫn hy vọng có được một vị trí trong việc khám phá mặt trăng, nên họ đã sớm đặt ra kế hoạch xây dựng căn cứ trên mặt trăng.
Ngày 25/2/2004, Trung Quốc (TQ) tuyên bố: Công trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc chính thức được thực hiện lấy tên là “Công trình Hằng Nga”. Hiện nay, TQ đang nghiên cứu chế tạo thiết bị thăm dò mặt trăng Hằng Nga 1 dùng phương thức ổn định ba trục để định hướng mặt trăng. Kế hoạch phóng vào năm 2007, vận hành trên quỹ đạo tròn cực mặt trăng ở độ cao 200km từ mặt trăng.
Ảnh trên Mặt trăng |
Một quốc gia châu Á khác là Ấn Độ cũng có kế hoạch phóng thiết bị thăm dò mặt trăng Sơ Hàng 1 trong năm 2007. Đây là vệ tinh bay vòng quanh mặt trăng tiến hành nghiên cứu ở độ cao 100km trong không gian. Nếu kế hoạch thăm dò lần đầu thành công, Ấn Độ kế hoạch sẽ thăm dò mặt trăng lần thứ 2 vào năm 2015.
Tuyết Nhung (Theo china.com.cn)