Cuộc xâm lược của loài cua phàm ăn

Suốt thập kỷ qua, những ngư dân ở Tunisia đã phải khổ sở vì loài cua xâm lấn. Giờ đây, họ tận dụng chúng để kiếm thêm thu nhập.


Nabil (phải) có thể tốn cả ngày để gỡ những con cua vướng vào lưới đánh cá. Anh làm việc đó một cách chậm rãi và tỉ mỉ. Nhưng 8 năm trước, công việc đó với Nabil không hề dễ chịu. Anh và nhiều ngư dân khác khó chịu khi lượng lớn cua xanh (Portunus segnis) xuất hiện ngoài khơi Tunisia, đặc biệt là vịnh Gabès trên bờ biển phía đông của đất nước.


Không ai hiểu vì sao những con cua từ Ấn Độ Dương lại đến vùng biển Địa Trung Hải. Có thể chúng đã "di cư" qua kênh đào Suez hoặc vô tình được vận chuyển trên tàu. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân chính là cuộc khủng hoảng khí hậu. Nhiệt độ nước biển tăng khiến loài cua có xu hướng di chuyển về vùng biển phía bắc.


Địa Trung Hải là miền đất hứa của những con cua này. Có quá ít "thiên địch" của chúng như bạch tuộc ở đây. Điều này khiến số lượng cua tăng lên không kiểm soát. Chúng đã giáng đòn mạnh vào ngành đánh bắt cá vốn đã khó khăn ở Tunisia. Không chỉ phá lưới của ngư dân, chúng còn gây ảnh hưởng đến nguồn cá của ngư dân.


Sự xuất hiện của "loài phàm ăn đáng ghét" này đã khiến các ngư dân tức giận. Hàng loạt cuộc biểu tình đã được tổ chức vào năm 2015-2016. Sau cùng, chính phủ Tunisia và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc đã ngồi lại để tìm ra giải pháp. Họ cho rằng thay vì tìm cách loại trừ loài cua kia, ngư dân có thể kiếm tiền từ chúng.


Họ huấn luyện ngư dân bắt cua bằng cách sử dụng lồng thay vì lưới. Những ngư dân đánh cá kiểu thủ công tại Kerkennah, một quần đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển phía đông của Tunisia, cũng đã thích nghi. Để đánh bắt cua, ngư dân sẽ thực hiện phương pháp "đánh bắt charfia". Đây là kỹ thuật cổ xưa, sử dụng lá cọ để lùa cua vào bẫy.


Nhờ đó, ngư dân có thể bán cua để kiếm tiền. Tuy nhiên, việc bán trong nước không khả thi do nhu cầu ít. Bù lại, loài cua này được ưa chuộng ở châu Á, Mỹ và một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Italy.


Sau khi phương pháp "charfia" được áp dụng, hàng loạt công ty chế biến đã "mọc" lên tại Tunisia. Họ phải xử lý cua trong vài giờ để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhiều phụ nữ Tunisa từng làm nghề thu mua ngao theo mùa đã có công việc mới nhờ những con cua này.

Cập nhật: 06/01/2025 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video