Cuối cùng cũng tìm ra lý do vì sao 15% dân số sợ những tấm ảnh thủng lỗ chỗ

15% dân số thế giới mắc phải hội chứng sợ lỗ, và cuối cùng khoa học cũng đưa ra một đáp án đơn giản đến không ngờ.

Con người chúng ta có vô vàn những nỗi sợ, và trong đó có những nỗi sợ rất kỳ lạ, điển hình như hội chứng sợ lỗ - Trypophobia mà ít nhất 15% dân số thế giới (tương đương gần 1 tỉ người) đang mắc phải.

Hội chứng này có thể hiểu theo đúng nghĩa đen của nó - tức là nỗi sợ những bề mặt thủng lỗ chỗ. Những người mắc phải hội chứng này khi nhìn thấy những hình ảnh "có lỗ" như pho-mát, gương sen, hay thậm chí là dép tổ ong huyền thoại... thường cảm thấy không được bình thường, sợ hãi, buồn nôn, chóng mặt...


Hình ảnh đài sen rất bình thường cũng có thể khiến nhiều người sợ chết khiếp.

Nhưng lý do tại sao con người lại sợ những bề mặt như vậy đã làm đau đầu khoa học trong thời gian dài. Đã có nhiều giả thuyết được đặt ra, mà nổi bật nhất là giả thiết về việc não bộ bị quá tải. Trong đó, nhiều chuyên gia cho rằng để xử lý các bề mặt có quá nhiều lỗ thủng, não bộ cần nhiều oxy hơn, dẫn đến phản ứng bằng các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn để buộc người nhìn không nhìn nữa.

Tuy nhiên, lời giải này vấp phải nhiều ý kiến phản đối, vì chỉ có 15% dân số mắc phải. Hơn nữa, những bức hình "ảo ảnh thị giác" cũng đòi hỏi chúng ta cần nhiều oxy hơn cho não bộ, nhưng không gây ra hiệu ứng tương tự.

Nhưng cuối cùng thì các chuyên gia từ ĐH Kent (Anh) đã tìm ra lời giải, và nó đơn giản đến không ngờ. Nguyên do là vì quá trình tiến hóa đã giữ lại cho một phần trong chúng ta nỗi sợ về: bệnh tật và ký sinh trùng.

Cụ thể qua thời gian, quá trình tiến hóa đã dạy một số chúng ta phải né tránh các loại bệnh tật dễ lây lan và có phần... ghê rợn - điển hình là đậu mùa, sởi, rubella, sốt phát ban, hoặc nhiễm bọ ve... Khi ấy, cơ thể sẽ có phản ứng buồn nôn, chóng mặt, buộc phải né tránh.

Hội chứng này cũng giống như việc một số người cảm thấy sợ máu, sợ mùi hôi... vậy.


Cụ thể qua thời gian, quá trình tiến hóa đã dạy một số chúng ta phải né tránh các loại bệnh tật.

Để đưa được ra kết luận, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 600 người - một nửa mắc hội chứng sợ lỗ. Tất cả đều được quan sát 16 bức hình thủng lỗ chỗ, trong đó 8 bức là về bệnh trên da người, còn lại là ảnh về vật dụng bình thường (đài sen, phomai...)

Kết quả, những hình ảnh về bệnh tật khiến cả 2 nhóm cảm thấy sợ hãi, trong khi ảnh về vật dụng bình thường thì chỉ nhóm sợ lỗ "rung động".

Họ cảm thấy làn da ngứa ngáy, cơ thể nhộn nhạo, và điều này chứng tỏ rằng hội chứng sợ lỗ đã mô phỏng lại cảm giác khi nhìn thấy ký sinh trùng hoặc bệnh.

Quá trình tiến hóa đôi lúc thật kỳ lạ, phải không?

Cập nhật: 11/09/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video