Một loại vaccine chống sốt rét bắt chước hiệu ứng của muỗi đốt đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn khi bảo vệ 100% cho những tình nguyện viên tham gia - các nhà nghiên cứu vừa cho biết.
Loại vaccine được thử nghiệm có tên PfSPZ được công ty Sanaria có trụ sở ở Maryland, Mỹ chế tạo, chứa các động vật ký sinh sốt rét còn sống thu lượm được thông qua một quá trình cắt các tuyến nước bọt của muỗi hết sức tỉ mỉ.
Những vật ký sinh chưa trưởng thành này sau đó bị yếu đi do đó chúng không thể gây bệnh và được đưa vào một loại vaccine. Vaccine này sẽ được tiêm vào mạch máu của một người một số lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng.
Loại vaccine mới thể hiện khả quan khi bảo vệ con người trước bệnh sốt rét
Tất cả 6 tình nguyện viên được tiêm 5 mũi vaccine liều cao này vào mạch máu đều phòng vệ được bệnh - theo kết quả được đăng tải trên tạp chí Khoa học của Mỹ.
6 trong số 9 tình nguyện viên trong một nhóm khách nhận 4 mũi vaccine trên với liều cao cũng kháng được bệnh sốt rét.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thị trường chưa có vaccine cho bệnh sốt rét – căn bệnh ảnh hưởng tới khoảng 220 triệu người năm 2010 và làm 660.000 người chết. Hầu hết những nạn nhân tử vong là trẻ em châu Phi. Đồng tác giả của nghiên cứu này là 2 nhà khoa học Hoffman và Robert Seder.
Các nhà khoa học cho biết sản phẩm này có thể bảo vệ con người trước bệnh sốt rét trong khoảng thời gian từ 6 đến 10 tháng. Ngoài ra, loài thuốc này cũng cần thể hiện hiệu quả với tất cả các loại ký sinh sốt rét.
Một số thử nghiệm y tế dự kiến sẽ được tiến hành ở Tanzania, Đức và Mỹ. Theo ông Hoffman, sẽ mất khoảng 4 năm trước khi 1 loại vaccine có thể ra thị trường. Ông cho biết khoảng 110 triệu USD đã được đầu tư cho loại vaccine trên.