Dải băng Greenland tan chảy làm mực nước biển tăng nhanh hơn

Nếu bài học mà các nhà khoa học rút ra được từ sự biến mất của dải băng Bắc Mỹ cuối cùng là chính xác thì ước tính về mức tăng mực nước biển trên toàn cầu do dải băng Greenland tan ra có lẽ còn quá khiêm tốn.

Một nhóm nghiên cứu do nhà địa chất học Anders Carlson thuộc Đại học Wisconsin – Madison thông báo rằng mực nước biển tăng lên do hiệu ứng nhà kính tác động đến dải băng Greenland sẽ gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba ước tính hiện tại xảy ra vào thế kỷ tới.

Carkson, giáo sư địa chất học và địa vật lý học thuộc đại học Wisconsin – Madison, cho biết: “Chúng ta khoan hãy bàn về thảm họa. Chúng ta có thể thấy một câu trả lời lớn hơn nhiều so với dự đoán hiện tại khi nói đến mực nước biển tăng lên do dải băng Greenland tan rã trong vòng 100 năm tới." Carlson cộng tác với một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó bao gồm Allegra LeGrande thuộc Trung tâm hệ thống khí hậu NASA tại đại học Columbia và các cộng sự thuộc Viện Hải dương học Woods Hole, Viện công nghệ California, đại học British Columbia và đại học New Hampshire.

Vào lúc này các nhà khoa học phải thống nhất được mức độ tác động đến mực nước biển khi dải băng Greenland tan ra. Dải băng trên đất liền này trải rộng khoảng 1,7 triệu kilomet vuông. Theo Carlson, trong ghi chép lịch sử chưa hề có một tiền lệ nào về tác động của biến đổi khí hậu đối với một dải băng khổng lồ.

“Chúng ta chưa bao giờ thấy một dải băng nào biến mất trước đây, nhưng chúng ta có ghi chép”. Nghiên cứu mới có sử dụng phối hợp mô hình máy tính hiện đại với các ghi chép trên đất liền và hải dương để có được thông tin chính xác về tốc độ tan chảy của dải băng cũng như tốc độ tăng mực nước biển khi thế giới ngày một ấm lên.

Khi dải băng Greenland tan chảy, mực nước biển sẽ tăng lên và tăng nhanh chóng. (Ảnh: NASA/ Jesse Allen and Robert Simmon)

Carlson cùng nhóm nghiên cứu có thể rút ra được bài học từ sự biến mất của dải băng Laurentide – dải băng cuối cùng bao phủ phần lớn bán cầu bắc. Dải băng Laurentide, trước đây bao phủ phần lớn diện tích hiện nay là lãnh thổ Canada và Hoa Kỳ, bắt đầu tan chảy vào khoảng 10.000 năm trước dưới tác động của bức xạ mặt trời tăng lên ở bán cầu bắc mà nguyên nhân chính là biến đổi tuần hoàn trong định hướng của trục Trái Đất. Nó trải qua hai đợt tan chảy với tốc độ nhanh chóng, một đợt xảy ra vào 9.000 năm trước và một đợt khác vào khoảng 7.600 năm trước, khiến mức nước biển toàn cầu tăng hơn 0,5 inch mỗi năm.

Theo nghiên cứu mới, hai đợt tan chảy xảy ra khi nhiệt độ mùa hè ở mức tương đương với nhiệt độ dự đoán ở Greenland vào cuối thế kỷ này. Phát hiện cho thấy ước tính về mức tăng mực nước biển do khí hậu toàn cầu nóng lên ở mức thấp trầm trọng.

Dự đoán mới nhất về mức tăng mực nước biển do dải băng Greenland tan ra do Ủy ban liên chính phủ về Thay đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC)) cung cấp đưa ra mức tăng mực nước biển tối đa trong vòng 100 năm tới vào khoảng 1 đến 4 inch. Theo Carlson cùng các cộng sự, con số ước tính này mới chỉ dựa trên dữ liệu hạn chế, chủ yếu là từ thập kỷ trước và đối lập đang kể với kết quả mô hình máy tính về khí hậu trong tương lai. Do đó làm nảy sinh sự nghi ngờ đối với dự tính hiện tại về thay đổi mực nước biển do băng tan.

Theo nghiên cứu mới, việc nước biển sẽ tăng từ 1/3 inch mỗi năm cho đến khoảng 1 đến 2 fut trong vòng một thế kỷ là hoàn toàn có thể. Mực nước biển toàn cầu dù tăng nhẹ cũng là một vấn đề lớn bởi có rất nhiều cư dân trên thế giới, có đến hàng trăm triệu người, sống ở các vùng dễ bị ảnh hưởng do nước biển tăng lên.

Carlson cho biết: “Chúng tôi cho rằng các đề án IPCC là bảo thủ. Đó là ước tính quá thấp về mức độ ảnh hưởng của dải băng Greenland đối với mực nước biển”. Các tác giả của báo cáo New Geoscience cũng dẫn chứng đến sự co lại của dải băng Laurentide cũng như tác động của nó đối với mực nước biển bằng cách xác định thời gian đất đá từng bị băng bao phủ tiếp xúc với phóng xạ vũ trụ, ước tính về sự co lại của dải băng được tính toán dựa trên niên đại cácbon phóng xạ từ vật liệu hữu cơ cũng như các biển đổi trong độ mặn của nước biển.

Các đồng tác giả tham gia vào nghiên cứu ngoài Carlson và LeGrande còn có Gavin A. Schmidt thuộc đại học Columbia, Delia W. Oppo thuộc Viện hải dương học Woods Hole, Rosemarie E. Came thuộc Viện công nghệ California, Faron S. Anslow thuộc đại học British Columbia, Joseph M. Licciardi thuộc đại học New Hampshire và Elizabeth A. Obbink thuộc đại học Wisconsin -Madison.

Tham khảo:
Anders Carlson et al. Rapid early Holocene deglaciation of the Laurentide ice sheet. Nature Geoscience, August 31, 2008

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video