Tại sao mực nước biển tăng nhanh hơn dự báo?

  •  
  • 2.068

Tại sao mực nước biển đang tăng lên nhanh hơn so với dự đoán: các ước tính về mực nước biển tương lai có thể quá thấp.

Mực nước biển đang tăng nhanh hơn so với việc dự đoán từ việc nóng lên toàn cầu, Bill Hay, một nhà địa chất học trường Đại học Colorado đã giải thích được tại sao dẫn đến thực tế này.

Báo cáo chính thức cuối cùng của IPCC (Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu - Intergovernmental Panel on Climate Change) trong năm 2007 đã dự kiến mực nước biển toàn cầu tăng khoảng 0,2 và 0,5m vào năm 2100. Nhưng mực nước biển hiện nay đã cao bằng hoặc cao hơn mức dự kiến nói trên khoảng một mét hoặc một mét trở lên vào cuối thế kỷ này.

Hay cho biết các mô hình sử dụng để dự báo mực nước biển dâng đã không đề cập đến một số yếu tố, chính các yếu tố này đã đẩy tốc độ dâng mực nước biển.

Ông sẽ trình bày về một số yếu tố trong bài nói chuyện ngày 4/11 tới tại cuộc họp của Hiệp hội địa chất Hoa Kỳ ở Charlotte, Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

Tại sao mực nước biển tăng nhanh hơn dự báo?

Một trong những yếu tố ông sẽ trình bày liên quan đến biển Bắc Cực, một yếu tố khác là chỏm băng Greenland, và một yếu tố khác là độ ẩm đất và hoạt động khai thác nước ngầm.

Theo ông, mực nước biển dâng có liên quan đến băng biển Bắc Cực. Mặc dù thực tế băng đang tan trong các đại dương, nhưng không phải chính hiện tượng này làm tăng mực nước biển. Thay vào đó, sự nóng lên ở Bắc Cực đang làm mất dần băng ở Greenland và phía Bắc Canada. Hay giải thích: “Khi băng biển tan, xảy ra một hiệu ứng hải dương học giải phóng nhiều nước từ Bắc Cực hơn, nước này sau đó bị thay thế bởi các dòng chảy của biển, nước ấm hơn từ phía Nam. Vì vậy, nó là một máy bơm nhiệt lớn mang nhiệt đến Bắc Cực", Hay nói. "Điều này không có trong bất kỳ mô hình nào. Nước ấm đẩy Bắc Cực về phía nước không có băng, nước này hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn là phản chiếu nó trở lại không gian như băng biển vẫn làm. Càng có nhiều vùng nước, càng có nhiều nhiệt bị giữ lại trong nước biển Bắc Cực, và sẽ làm ấm hơn”.

Tiếp đó là tại đây có những tảng băng khổng lồ ở Greenland và Nam Cực. Trong suốt thời kỳ băng hà cuối, mực nước biển đã tăng lên 10m do sự tan chảy của toàn bộ băng. Số liệu mới cho thấy hiện tượng mực nước biển dâng tại các đại dương diễn ra trong vài thế kỷ, theo Hay cho biết.

"Bạn có thể mất hầu hết các chỏm băng Greenland trong vài trăm năm, không phải hàng ngàn năm, chỉ dưới điều kiện tự nhiên", Hay nói. "Chưa nói đến việc chúng có thể biến mất nhanh tới mức nào với lượng carbon dioxide chúng ta đang thải vào khí quyển”.

Người ta nhận thấy khả năng này khi phát hiện vào mùa hè năm ngoái Greenland đạt kỷ lục về tan băng. Các dòng suối băng được bôi trơn bằng chính nước của nó, đã đẩy nhanh tốc độ tan băng.

Hay chú thích: “Mười năm trước chúng ta đã không biết nhiều về nước nằm dưới chỏm băng Nam Cực. Nhưng nó ở đó, và nó cho phép băng di chuyển - thậm chí tại một vài địa điểm khó khăn do sức nặng của băng nằm trên nó”.

Hay giải thích: "Nó đang được đẩy ra giống như kem đánh răng ra khỏi ống".

Ông cho biết, những dãy núi băng ngầm đã hạn chế tốc độ băng chảy vào biển. Và không ai có bất kỳ ý kiến nào về băng đó sẽ chảy vào biển nhanh như thế nào một khi các núi băng ngầm biến mất.

Một yếu tố khác dẫn tới tình trạng mực nước biển dâng nhanh hơn so với dự đoán là tình trạng khai thác nước ngầm trên toàn thế giới nhằm giảm thiểu hạn hán. Lượng nước ngầm này cuối cùng cũng chảy vào các đại dương.

Tất cả những yếu tố này góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu và dâng mực nước biển.

Hay cho biết, khí hậu Trái đất dường như có một số trạng thái ổn định. Khi không còn trạng thái này, mọi thứ trở nên mất ổn định và có thể thay đổi một cách nhanh chóng.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 2.068