Đại dương mắc ma trên sao Thủy

Sao Thủy, hành tinh nằm gần mặt trời nhất, có thể từng sở hữu một đại dương mắc ma rộng lớn và cuộn sóng vào buổi đầu sơ khai trong lịch sử 4,5 tỉ năm của nó.

>>> Nguồn gốc của băng và các chất hữu cơ trên Sao Thủy

Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phân tích bề mặt đầy đá hiện tại của sao Thủy, dựa trên dữ liệu thu thập được từ tàu thăm dò Messenger của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).


Bề mặt sao Thủy dưới ống kính của tàu Messenger

Tàu Messenger quay quanh quỹ đạo sao Thủy từ tháng 3/2011, mang theo sứ mệnh dựng lại lịch sử của hành tinh này.

Các đặc tính kết cấu hóa học của đá trên bề mặt cho thấy từng hiện diện một đại dương mắc ma lỏng khổng lồ trên sao Thủy, xuất hiện khi sao Thủy mới được 1 đến 10 triệu tuổi, theo báo cáo đăng trên chuyên san Earth and Planetary Science Letters.

Messenger đã giúp xác định được 2 kết cấu đặc trưng của bề mặt sao Thủy, và các cuộc thí nghiệm cho thấy những kết cấu này chỉ có thể được giải thích bằng hiện tượng: một đại dương mắc ma rộng lớn tạo ra hai lớp tinh thể khác nhau, hóa cứng và dần dần tan chảy vào bể mắc ma này.

“Điều ấn tượng là quá trình đó không xảy ra mới đây. Vỏ sao Thủy có thể đã hơn 4 tỉ năm tuổi, do vậy biển mắc ma này thật sự là một điểm đặc trưng từ thời cổ đại”, theo nhà địa chất học Timothy Grove của MIT.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video