Đại dương nóng nhất trong 100.000 năm, chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Nhiệt độ đại dương toàn cầu tăng đột biến do Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) ghi lại, và có thể đây là mức cao nhất trong hơn 100.000 năm qua.

Theo trang khoa học Nature, đại dương toàn cầu đạt nhiệt độ kỷ lục mới là 21,1 độ C vào tháng 4. Điều đáng chú ý là nó xảy ra trước - chứ không phải trong - hiện tượng khí hậu El Nino. Điều này dự kiến mang lại thời tiết ấm hơn, ẩm ướt hơn cho khu vực phía đông Thái Bình Dương vào cuối năm 2023.


Đại dương nóng lên có khả năng làm chết san hô - (Ảnh: NPL).

Đại dương hấp thụ khoảng 90% nhiệt lượng tăng thêm trong hệ thống khí hậu do sự nóng lên toàn cầu. Nhưng vì cần nhiều năng lượng để làm nóng nước hơn không khí, nên nhiệt độ bề mặt nước đang tăng chậm hơn so với nhiệt độ không khí.

Nhiệt độ kỷ lục của các đại dương kết hợp với hiện tượng El Nino được dự đoán trước có thể tàn phá sinh vật biển và làm tăng khả năng xảy ra thời tiết khắc nghiệt.

Ông Josh Willis, nhà hải dương học tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA ở Pasadena, bang California, cho biết: “Chúng tôi đang xem xét một chuỗi mức nhiệt độ cao kỷ lục trong năm tới hoặc lâu hơn. Năm tới sẽ là năm thời tiết nóng điên cuồng nếu El Nino thực sự cất cánh”.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, có 60% khả năng El Nino phát triển từ tháng 5 đến tháng 7 và có tới 80% khả năng xảy ra vào tháng 10.

Ông Andrew Leising, một nhà hải dương học tại Trung tâm khoa học thủy sản Tây Nam của Cơ quan Khí quyển và Hải dương học quốc gia Mỹ (NOAA), cho rằng nếu El Nino phát triển như dự kiến, “điều này có thể tạo ra một tình huống giống như năm 2014 đến 2015, khi chúng ta bị sóng nhiệt Blob tấn công”. Đó là một đợt nắng nóng trên biển đặc biệt lớn và gây thiệt hại.

Sóng nhiệt trên biển có thể tàn phá động vật hoang dã và nghề cá. Ông cho biết thêm khi nước ấm áp vào bờ, chúng có thể là nơi sinh sống của tảo nở hoa có hại khiến nghề đánh bắt cua và hến bị đóng cửa.

Đại dương sẽ bị mất lượng lớn san hô

Năm 2016, nhiệt độ đại dương cao kỷ lục dẫn tới sự kiện san hô toàn cầu bị tẩy trắng và nhiều loài bị chết.

Ông Christian Voolstra, nhà nghiên cứu san hô tại Đại học Konstanz ở Đức, cho biết một sự kiện tẩy trắng san hô khác có khả năng xảy ra trong năm nay. "Ngay cả khi El Nino không ổn định trong năm nay, thì nó cũng sẽ đến sớm thôi", ông nói.

Tiến sĩ Jens Terhaar, một nhà lập mô hình hóa sinh đại dương tại Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, viết trên Twitter khi phản hồi về tin tức kỷ lục nhiệt độ mới: “Chúng ta đang ở trong một trạng thái khí hậu mới, các cực đoan là điều bình thường mới".

Cập nhật: 13/05/2023 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video