Đại học Kyushu phát triển hệ thống nhận dạng bằng hơi thở

Các nhà khoa học tạo ra một công cụ an ninh cho phép nhận dạng cá nhân thông qua cảm biến khứu giác.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Kyushu phát triển cảm biến khứu giác đạt độ chính xác lên tới 97% trong loạt thử nghiệm đầu tiên. Nhà nghiên cứu Chaiyanut Jirayupat tại Viện Hóa học vật liệu và Kỹ thuật thuộc Đại học Kyushu và cộng sự mô tả cảm biến mới trong bài báo công bố hôm 22/6 trên tạp chí Chemical Communications.


Cảm biến khứu giác cho độ chính xác cao. (Ảnh: Đại học Kyushu)

"Công nghệ này dựa vào đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân. Đặc điểm hình dáng có thể bắt chước, thậm chí thay đổi bằng thương tích. Gần đây, mùi của con người trở thành lĩnh vực mới trong nhận dạng sinh trắc học. Về cơ bản, đó là sử dụng thành phần hóa học của riêng bạn để xác nhận bạn là ai", Jirayupat giải thích.

Ban đầu, nhóm của Jirayupat tập trung vào khí thải qua da, tức hợp chất sản sinh bởi da người. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế bởi da không tạo ra mật độ hợp chất bay hơi đủ cao để máy móc có thể phát hiện.

Sau đó, các nhà khoa học đánh giá khả năng kiểm tra hơi thở của con người. Jirayupat cho biết trước đây hơi thở của con người từng được sử dụng để xác định người mắc bệnh ung thư, tiểu đường và Covid-19. Nhóm nghiên cứu của Đại học Kyushu xác định tổng cộng 28 hợp chất trong hơi thở có thể dùng để nhận dạng sinh trắc học. Họ phát triển một loạt cảm biến khứu giác với 16 nguồn. Mỗi cảm biến có thể nhận dạng một nhóm hợp chất riêng biệt. Dữ liệu cảm biến về hơi thở của từng người được phân tích bằng máy, giúp tạo ra lý lịch riêng của mỗi cá nhân.

Trưởng nhóm nghiên cứu Takeshi Yanagida chia sẻ, họ đã đạt độ chính xác trung bình 97,8% trong loạt thử nghiệm đầu tiên với 6 người. Độ chính xác này vẫn được duy trì khi cỡ mẫu tăng lên 20 cá nhân với nhiều khác biệt về độ tuổi, giới tính và quốc tịch.

Theo Yanigada, cần nghiên cứu sâu hơn trước khi giới thiệu hệ thống. Trong nghiên cứu, họ yêu cầu tình nguyện viên nhịn ăn 6 giờ trước khi kiểm tra. Bước tiếp theo là tìm hiểu liệu kỹ thuật này có hiệu quả bất chấp chế độ ăn hay không.

Cập nhật: 29/06/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video