Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích

Một nhà vật lý người Pháp đã đăng bức ảnh “một hành tinh”, viết là ảnh do kính viễn vọng của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) chụp được. Nhưng sự thật đúng là ngỡ ngàng: Bức ảnh “một hành tinh” đó thực ra là một thứ ở gần chúng ta hơn nhiều.

Người ta hay nói ảnh mà mọi người đăng trên mạng xã hội thường rất "ảo", đã được chỉnh sửa rồi. Nhưng không ngờ ảnh "một hành tinh", do một nhà vật lý có uy tín đăng, lại cũng là "ảo" nốt.

Ông Etienne Klein, giám đốc nghiên cứu ở Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp, mới đây đã đăng một bức ảnh lên Twitter và nói đó là hình ảnh mới nhất của một ngôi sao. Ông viết: "Ảnh Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất, cách chúng ta có 4,2 năm ánh sáng. Ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng James Webb (kính viễn vọng cực kỳ hiện đại của NASA). Hãy xem các chi tiết kìa… Cả một thế giới mới được hé lộ qua từng ngày".


Ảnh "ngôi sao Proxima Centauri" mà nhà vật lý học Klein đăng. Ảnh: Twitter.

Có những người nhận ra ngay rằng ảnh "ngôi sao Proxima Centauri" đỏ rực kia là giả và có thể ông Klein muốn hài hước một chút. Tuy nhiên, công chúng nói chung không phải ai cũng có nhiều kiến thức về thiên văn học và biết rõ rằng một hành tinh phải trông thế nào, nên nhiều người lập tức tin rằng đó là ảnh một hành tinh thật.

Dĩ nhiên, cũng có những người tỏ ý nghi ngờ: "Đây là một trò đùa, hay sự thật là Proxima Centauri trông giống một lát xúc xích như vậy?".


Đây là xúc xích chorizo. Ảnh: Epicurious.

Thực tế, ảnh ngôi sao Proxima Centauri mà ông Klein đăng trông giống một lát xúc xích bởi vì… nó đúng là một lát xúc xích thật! Cụ thể là xúc xích chorizo!

Giờ thì netizen nổi đóa! Một người viết rất nghiêm khắc: "Là một giám đốc nghiên cứu khoa học, thật không phù hợp khi ông chia sẻ điều này mà không nói rõ ngay rằng đây là thông tin sai. Ông biết rằng thông tin sai lệch lan truyền nhanh đến thế nào cơ mà!".


Đây mới là ảnh Proxima Centauri do NASA đăng tải. Ảnh: NASA.

Thấy mọi người phản ứng, ông Klein mới thanh minh rằng ông chỉ muốn khuyến khích công chúng đừng nhanh chóng chấp nhận những hình ảnh từ những người có uy tín, mà hãy biết đặt câu hỏi.

Nhưng đã muộn, rất nhiều người, bao gồm cả giới nghiên cứu, phê phán Klein vì "lan truyền thông tin sai trong cộng đồng khoa học".

Vì vậy, ông Klein đã vừa phải viết: "Tôi xin gửi lời xin lỗi tới những người có thể đã sốc vì trò đùa của tôi, trò đùa đó không thật một chút nào".

Hình ảnh tưởng tượng về Proxima Centauri. Ảnh: Exoplanet Kyoto.
Cập nhật: 07/08/2022 Soha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video