Kính viễn vọng NASA sắp bốc cháy trên bầu trời Trái đất

Một trong các kính viễn vọng không gian của NASA đã không còn chống chịu nổi các cú tấn công từ ngôi sao mẹ đang "nổi giận" của Trái đất.

Theo NASA, một trong các kính viễn vọng của họ là "thợ săn tiểu hành tinh" NEOWISE được dự đoán sẽ bị rơi ngược vào bầu khí quyển Trái đất để rồi bị cháy tan vào cuối năm 2024.

NEOWISE là kính viễn vọng không gian duy nhất của NASA chuyên về phòng thủ hành tinh, đã được phóng lên từ năm 2009 và thực hiện nhiệm vụ lâu hơn 7 tháng so với dự kiến.


Kính viễn vọng NEOWISE - (Ảnh đồ họa: NASA).

Trước khi NASA tuyên bố chính thức kết thúc sứ mệnh hôm 31-7, kính viễn vọng bước sóng hồng ngoại này đã phát hiện ra hơn 200 vật thể gần Trái đất mới, bao gồm 25 sao chổi.

NEOWISE cũng cung cấp lượng dữ liệu chưa từng có về 44.000 vật thể khác đang di chuyển nhanh qua Thái Dương hệ.

Trong thời gian qua, tàu vũ trụ nhỏ này đã liên tiếp bị "tấn công" bởi chính ngôi sao mẹ đang vào giai đoạn cực đại trong chu kỳ 11 năm của chúng ta.

Các luồng năng lượng khủng khiếp từ Mặt trời đã liên tiếp đẩy kính viễn vọng xuống gần Trái đất hơn, trong khi nó không còn nhiên liệu để có thể cố gắng bay lên trở lại.

Vì thế, NEOWISE liên tục bị hạ độ cao và đến cuối năm nay dự kiến nó sẽ bị đẩy vào đủ gần để bị trọng lực của Trái đất tác động.

Điều này sẽ khiến kính viễn vọng bị lao nhanh vào bầu khí quyển và bị lực ma sát biến thành một ngọn lửa.

Vì là một tàu vũ trụ cỡ nhỏ, NEOWISE được dự đoán sẽ "bốc cháy an toàn" trong bầu khí quyển.

Do vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm trước cú rơi ngược của nó, vì điều đó có nghĩa là không có nguy cơ sót mảnh vỡ gây nguy hiểm.

Mặc dù có vẻ là một tin buồn, nhưng GS Amy Mainzer từ Đại học California ở Los Angeles (Mỹ), đồng thời là nhà nghiên cứu chính của sứ mệnh NEOWISE tại NASA, cho biết: "Chúng tôi đã thu được nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng tôi mong đợi".

Theo Live Science, NASA cho biết sẽ phóng lên một kính viễn vọng khác kế nhiệm NEOWISE, tiếp tục nhiệm vụ theo dõi các vật thể nguy hiểm cho địa cầu. GS Mainzer cũng đã được lựa chọn là nhà nghiên cứu chính cho sứ mệnh tiếp theo này.

Cập nhật: 12/08/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video