Danh sách 14 loài thú xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới

1. Thú có túi đuôi rậm - Trichosurus vulpecula

Thú có túi đuôi rậm sống đơn độc, ăn đêm, sống trên cây (được du nhập từ Úc) phá hoại các khu rừng bản địa ở Niu Giê Lân bằng cách ăn một số các loại lá và quả. Chúng còn ăn cả tổ chim và là vectơ truyền bệnh lao ở bò.

2. Mèo nhà, mèo hoang - Felis catus

Mèo, ở nhiều dạng và nhiều kích thước khác nhau xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới trừ Úc và các đảo vùng thái bình dương. Mèo nhà, Felis catus, được thuần hoá ở vùng đông Địa Trung Hải 3000 năm trước đây và từ đó đi theo con người đến hầu hết mọi nơi trên thế giới và trở thành mèo hoang khi bị bỏ rơi. Mèo hoang gây tổn thất lớn đối với nhiều loài chim bản địa.


(Ảnh: taiko.org)

3. Dê capra - Capra hircus

Dê capra là các loài ăn thực vật và có thành phần thức ăn rất đa dạng. Dê ăn cả các loài cây mà cừu và các gia súc khác không ăn được do đó tác động mạnh đến thảm thực vật bản địa và các loài động vật bản địa sống nương tựa vào thảm thực vật đó. Dê capra cũng dễ dàng biến thành dê hoang và truyền bệnh cho các loài động vật bản địa


(Ảnh: museum.vic)

4. Sóc Nâu - Sciurus carolinensis

Sóc Nâu được nhập từ Nam Mỹ vào Anh, Ý, và Nam Phi làm vật cảnh. Ở Anh và Ý chúng gây ra sự tuyệt chủng tại chỗ của loài sóc đỏ bản địa. Dự báo chúng sẽ lan rộng từ vùng núi Anpơ đến một vùng Á Âu


(Ảnh: scarysquirrel)

5. Khỉ Macaca, Khỉ Móc cua - Macaca fascicularis

Khỉ Macaca là loài bản địa thuộc vùng Nam Á. Chúng được du nhập vào Mauritius vào đầu những năm 1600 và với sự vắng mặt của các loài thú cạnh tranh và ăn thịt, chúng phát triển mạnh trên đảo này. Loài khỉ Macaca này gây ra những tổn thất đáng kể cho nông nghiệp và được coi là nguyên nhân góp phần làm tuyệt chủng nhiều loài chim rừng.


(Ảnh: naturspot)

6. Chuột nhắt - Mus musculus

Chuột nhắt ăn các bộ phận của cây bao gồm hạt, cành xanh và lá cũng như hầu như tất cả thức ăn của người và vật nuôi. Chúng gây ra những tổn thất ghê gớm, làm phá huỷ hoặc làm ô nhiễm nguồn thức ăn cho con người và cho chăn nuôi.


(Ảnh: brain.riken)

7. Hải ly Nam Mỹ - Myocastor coypus

Hải ly Nam Mỹ là một loài gặm nhấm lớn, sống nửa trên cạn nửa dưới nước có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy nhiên sau khi được xổng ra từ các trang trại nuôi lấy lông, chúng đã hình thành nên những quần thể hoang lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu và Châu Á. Chúng đào hang và phá huỷ bờ sông, đê điều và hệ thống thuỷ lợi.


(Ảnh: digitalfotografie)

8. Lợn hoang Sus scrofa

Lợn hoang là lợn nuôi bị xổng hoặc thả ra. Được du nhập vào nhiều nơi trên thế giới, chúng phá hoại mùa màng, tài sản và truyền nhiều loại bệnh. Lợn hoang xới tung thảm thực vật bản địa, làm lan truyền hạt, phá huỷ các quá trình sinh thái như diễn thế sinh thái và thành phần loài.


(Ảnh: hlasek)

9. Thỏ Oryctolagus cuniculus

Thỏ Oryctolagus cuniculus được du nhập vào hầu hết các lục địa trừ Nam Cực và Châu Á. Chúng thường được du nhập bởi Hội Thuần hoá Động vật vào hầu hết các quốc gia. Chúng đã phát triển rất nhanh vệ số lượng, ăn hại phá huỷ thảm thực vật, đào hang, làm tăng xói mòn đất.


(Ảnh: fotoohota.spb)

10. Cervus elaphus - nai anxet, nai đỏ, nai sừng tấm

Nai sừng tấm là loài nai có kích thước lớn nhất, chiều cao tính từ vai có thể lên đến 1,2m. Nai sừng tấm là một loài động vật nhai lại với thức ăn gồm rất nhiều loài thực vật khác nhau kể cả thân của các cây non. Tại những vùng có mật độ loài nai này cao, chúng gây ra tác động nghiêm trọng đến thảm thực vật và cản trở việc tái sinh tự nhiên của thảm rừng bản địa.


(Ảnh: macro-photo)

11. Cáo đỏ - Vulpes vulpes

Cáo đỏ được nhập vào nhiều nước cho mục đích săn bắn giải trí nhưng đã nhanh chóng trở thành một loại địch hại do chúng có khả năng thích nghi với nhiều loại sinh cảnh. Cáo đỏ là loài ăn thịt và chúng ăn thỏ, chuột, cừu và dê non, chúng cũng ăn cả các loài động vật bản địa nhỏ.


(Ảnh: fcps.k12.va)

12. Chuột đen - Rattus rattus

Chuột đen có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, hiện nay loài chuột này đã lan tràn trên khắp thế giới. Chuột đen ăn và phá hoại mọi thứ có thể ăn được. Chuột đen là một loài rất nhanh, thường hay leo lên ngọn cây.


(Ảnh: algonet)

13. Cầy nhỏ Ấn Độ - Herpestes javanicus

Loài cầy này vẫn được du nhập đến các hòn đảo trồng mía vùng nhiệt đới. Do có khả năng cạnh tranh lớn, Cầy nhỏ Ấn Độ đã làm nhiều loài động vật có xương sống bản địa bị tuyệt chủng, làm hại các loài vật nuôi và có nguy cơ là vật truyền bệnh.


(Ảnh: iucn)

14. Chồn ecmin  - Mustela erminea

Chồn ecmin ngày nay được phân bố trên toàn thế giới do xổng ra từ các trang trại nuôi chúng. Chúng ăn chim, ăn trứng chim, và các loài thú nhỏ bản địa. Chúng đã bị săn bắt từ nhiều thập kỷ nay những số lượng vẫn rất nhiều.


(Ảnh: ittiofauna)

(Những loài trong danh sách này được chọn để minh hoạ cho các tác hại của sinh vật xâm hại. Những loài không có trong danh sách không có nghĩa là kém nguy hiểm hơn)

Theo Cục bảo vệ môi trường
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video