Một con rồng Komodo dạo chơi trên bờ biển thuộc đảo Komodo vào ngày 30/4. Ảnh: AP. Trẻ em tại làng Komodo trên hòn đảo cùng tên. Ảnh: AP.
Một hàng rào được dựng lên ở bên ngoài làng để ngăn chặn sự xâm nhập của rồng Komodo. Loài bò sát này hiếm khi cắn người, song số vụ tấn công có xu hướng tăng lên trong vài năm gần đây. Ảnh: AP.
Các nhà khoa học bắt một con rồng Komodo trưởng thành để gắn chip theo dõi. Họ phải buộc mõm con vật vì nước bọt của nó có độc. Những người bị rồng Komodo cắn sẽ chết sau vài ngày. Ảnh: AP.
Một con rồng Komodo đi săn mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là động vật có vú, bò sát và chim. Ảnh: AP.
Người nhân viên bảo vệ rừng này từng bị rồng Komodo cắn nhưng thoát chết. Cánh tay của anh phồng lên vì nọc độc của rồng. Ảnh: AP. Từ trước tới nay người ta luôn nghĩ rằng rồng Komodo không có nọc độc. Nhưng trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa hoc Australia phát hiện ra rằng chúng sử dụng nọc độc để gây tê liệt thần kinh của con mồi sau khi cắn. Ngoài ra, nọc độc của chúng ngăn chặn sự đông máu, khiến con mồi chảy máu tới khi chết. Ảnh: AP.
Một con rồng Komodo rời khỏi nhà vệ sinh dành cho khách du lịch. Ảnh: AP. Rồng Komodo chỉ sống trên các đảo Komodo, Rinca, Gili Motang và Nusa Kode của Indonesia. Người ta không nhìn thấy chúng ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Ảnh: AP.
|