Đập thuỷ điện: Lợi bất cập hại?

Thuỷ điện được coi là một trong những nguồn năng lượng tái sinh sạch nhất và rẻ nhất, có sẵn để sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, về mặt môi trường cái hại của thuỷ địên khá lớn, đôi lúc cái hại hơn lợi.

Trước khi, trong khi và sau khi xây đập xong, thiên nhiên bị phá hoại tỷ lệ thuận với quy mô của đập. Từ đó thường xuyên tồn tại nhưng nguy cơ xảy ra các tai nạn vào bất cứ lúc nào.


Các đập thủy điện ảnh hưởng đến môi trường nhiều hơn người ta vẫn nghĩ. (Ảnh: Internet).

Trước khi xây đập

Trước hết, địa điểm thích hợp để xây đập thủy điện thường là miền núi có sông chảy qua. Tại đây có hệ sinh thái rừng với động thực vật và người dân đang sống trong vùng. Để xây đập và hồ chứa nước phải khai quang một diện tích rừng rất lớn, kể cả vùng rừng xung quanh. Chính điều này sẽ huỷ hoại phần lớn Thiên nhiên, làm mất đi môi trường sinh sống lâu đời của động thực vật, trong đó có những loài đặc hữu, quý hiếm.

Việc xây đập và hồ chưa nước buộc dân địa phương phải di chuyển nơi sinh sống. Cuộc sống của họ bị đảo lộn. Nền văn hoá và phong cách sống của họ không thể bảo tồn được như xưa nữa. Trong đa số trường hợp, nơi ở mới không thuận lợi bằng nơi họ đang sống và việc đền bù không thể bù đắp lại được những thiệt hại và tổn thất mà họ phải chịu đựng. Tất cả phải làm lại từ đầu trên vùng đất mới với những điều kiện rất khó khăn và không phải có thể giải quyết nhanh chóng.

Khi con đập hoạt động

Tại địa điểm xây dựng, sông không tồn tại nữa, một hồ nhân tạo khổng lồ xuất hiện. Với điều kiện nước đứng yên của những hồ nước mới sẽ thu hút các côn trùng lan truyền bệnh tật. Những người dân sống gần đập sẽ phải đối phó với nguy cơ lớn đối với sức khoẻ.

Vì các đập thường được xây trên núi, nên nhiều vụ lở đất và trượt đất đã xảy ra. Khi đột nhiên xây những con đập để giữ nước ở độ cao hàng trăm, có khi hàng nghìn mét so với mặt biển nền đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã xảy ra đối với con đập Vajont vào năm 1963, khiến 2000 người bị chết do đất trượt.

Phục hồi khó hơn xây dựng

Thiệt hại đã gây ra khi phá rừng, đào hồ chứa nước làm Thiên nhiên khó có thể phục hồi. Khi sinh thái bị phá huỷ cần hàng trăm năm mới xây dựng lại được một sự cân bằng mới và cũng có thể vĩnh viễn bị huỷ hoại.

Thế nhưng người ta vẫn ngăn sông đắp đập để đáp ứng các nhu cầu của công nghiệp. Làm thế nào để có phương án thay thế trước khi chúng ta phá huỷ những con sông là điều mà các nhà chiến lược phải cân nhắc một cách toàn diện.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video