Một dấu chân của tổ tiên loài người có niên đại tới 5,7 triệu năm ở đảo Crete, Hy Lạp đang là thách thức nghiêm trọng đối với sự tiến hóa của loài người.
Cụ thể, các nhà khoa học với việc phát hiện ra hóa thạch của Australopithecus ở nam và đông Phi trong những năm giữa thế kỷ 20 đã cho rằng nguồn gốc con người bắt nguồn từ châu Phi.
Những dấu chân 5,7 triệu năm tuổi được phát hiện ở Hy Lạp.
Các khám phá gần đây ở châu Phi như dấu chân 3,7 triệu năm tuổi Laetoli ở Tanzania cho thấy các sinh vật linh trưởng đi trên hai chân, củng cố thêm quan điểm rằng các hominin (Tông Người là một tông trong Phân họ Người chỉ bao gồm các loài người, tinh tinh cùng các tổ tiên đã tuyệt chủng của chúng) không chỉ có nguồn gốc từ châu Phi mà còn di chuyển sang châu Á và châu Âu.
Thế nhưng việc phát hiện dấu chân có tuổi đời tới 5,7 triệu năm tuổi tại Crete của một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa mới xuất bản trong tuần này khiến bức tranh về sự phát triển của tổ tiên của chúng ta phức tạp hơn nhiều.
Bàn chân người này rất đặc biệt, khác hoàn toàn với các động vật trên cạn khác. Bàn chân thon dài, 5 ngón chân ngắn, không hề có móng vuốt và có một ngón chân to hơn so với những ngón chân còn lại. Ngón chân cái của hóa thạch ở Crete có hình dạng và kích thước giống y hệt của chúng ta hiện nay, điều không bao giờ có trong vết chân của loài khỉ. Tóm lại, từ hình dạng này, các nhà khoa học tin rằng sinh vật tạo ra dấu chân ở Crete thuộc một nhóm hominin phát triển trước nhóm hominin ở Tanzania.
Với việc dấu chân ở Crete có niên đại 5,7 triệu năm, loài hominin này xuất hiện sau hóa thạch hominin cổ xưa nhất là Sahelanthropus ở Chad và có niên đại tương đương với Orrorin ở Kenya. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất nó cho thấy tổ tiên của loài người phát triển trên một lãnh địa rộng hơn, chứ không chỉ có ở châu Phi như quan điểm trước đây.