Hàng trăm dấu chân nguyên vẹn cách đây 19.000 năm, gần một miệng núi lửa, mới được tìm thấy ở châu Phi.
Cách "Núi của Thánh thần" của người địa phương Maasai (Tanzania), các nhà nghiên cứu đã có phát hiện lớn: nhiều vết chân người còn rõ có niên đại từ 5.000 tới 19.000 năm trước.
Dấu bùn ở núi lửa Ol Doinyo Lengai.
Ở đây có tới 400 vết chân người trong khu vực rộng khoảng 192m2, khoảng diện tích một sân tennis, trên lớp bùn đất cứng tại Engare Sero, phía nam hồ Natron tại Tanzania. Không có nơi nào khác tại châu Phi có dấu chân chủng người hiện đại Homo sapiens, vậy nên đây là manh mối quan trọng cho các nhà khoa học trong việc chắp vá những mảnh ghép lịch sử loài người.
Ở đây có tới 400 vết chân người trong khu vực rộng khoảng 192m2.
Qua phân tích có thể thấy nhóm người gồm cả trẻ em và phụ nữ đang đi bộ qua đây, hướng tới vùng đất phía Nam. Một người trong số đó dường như có ngón chân cái bị thương.
Di tích tại Engare Sero đóng góp vào bộ sưu tập những dấu chân đứng vững bất chấp thời gian. Trước đó người ta từng phát hiện 700 dấu chân hóa thạch có niên đại 20.000 năm. Cũng tại Tanzania, chỉ cách Engare Sero vài chục km là dấu chân tiền thân con người, Australopithecus afarensis đã ở đó 3.6 triệu năm.
Di tích tại Engare Sero đóng góp vào bộ sưu tập những dấu chân đứng vững bất chấp thời gian.
Tuy nhiên, dấu chân tại Engare Sero thu hút giới khoa học vì sự đa dạng và phức tạp, theo nhà khảo cổ nhân học William Harcourt-Smith từ ĐH New York thì khu vực này giống như một "sàn nhảy" vậy: "Tôi chưa bao giờ thấy nhiều dấu chân đến thế. Thật không thể tin được".
Engare Sero nằm cạnh núi lửa Ol Doinyo Lengai cạnh hồ Natron, từng là nơi tế thần của tổ tiên Maasai cầu mưa thuận gió hòa. Bùn tro từ trên núi đổ xuống thành những bãi bồi. Có lẽ trong vài ngày, bùn đã khô, và nham thạch cùng tro đất đã phủ lên nó suốt hơn 10.000 năm nay.
Dấu chân tại Engare Sero thu hút giới khoa học vì sự đa dạng và phức tạp.
Ban đầu, người làng cạnh đó đã phát hiện dấu chân năm 2006, nhưng tới 2008 nhà khoa học Jim Brett. Nghi ngờ, Brett gọi cho người đồng nghiệp Liutkus-Pierce. Liutkus-Pierce không tin vào mắt mình. Theo bà nếu như phân tích về địa lý và khí hậu cổ thì rất có thể những dấu chân đã tồn tại tới 120.000 năm, nhưng đa số các nhà khoa học đang tranh cãi về điều này.
Giờ nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích và thu được thông tin ban đầu là nhóm bao gồm khoảng 20 người đang di cư cùng nhau. Họ đang kêu gọi thêm sự giúp đỡ của những trung tâm tiên tiến và tái tạo lại mô hình 3D.