Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não Nhật Bản ở trẻ

Viêm não Nhật Bản có thể dẫn đến sốt, nhức đầu, rối loạn tâm thần, co thắt ở cổ và cột sống, yếu cơ.

Viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Theo cảnh báo của chuyên gia, tháng 6 là thời điểm dịch viêm não Nhật Bản bùng phát mạnh mẽ nhất ở nước ta. Viêm não Nhật Bản là một bệnh nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong cao (thống kê thế giới, tỉ lệ tử vong lên đến 30%), nếu được điều trị khỏi, nguy cơ bệnh để lại các di chứng thần kinh vĩnh viễn cũng lên đến 30-50%. Các di chứng thần kinh phổ biến nhất bao gồm: trí tuệ sa sút, suy giảm nhận thức và khả năng ngôn ngữ, các vấn đề về tâm thần hoặc khả năng tái phát co giật.


Bệnh viêm não Nhật bản hiện chưa có thuốc kháng virus.

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm não Nhật bản hiện chưa có thuốc kháng virus. Việc điều trị viêm não Nhật Bản chỉ là điều trị triệu chứng. Nhìn chung chăm sóc, điều trị bệnh nhân viêm não Nhật Bản rất vất vả. Mặc dù đã có phác đồ điều trị của Bộ Y tế, nhưng xử lý trong từng tình huống cụ thể như hôn mê, co giật lại tùy thuộc vào tình hình bệnh nhân và đòi hỏi các bác sĩ phải khẩn trương, dùng thuốc đúng liều…

“Có những trường hợp nặng bệnh nhân phải thở máy, khi đó cần có đội ngũ y tế túc trực 24/24, chi phí cũng rất tốn kém. Thậm chí, khi bệnh nhân đã tỉnh, tình trạng ổn định thì việc khắc phục di chứng để lại, điển hình như liệt, cũng không hề đơn giản” – Chuyên gia này nhấn mạnh.

Cũng theo Nguyên phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến hiệu quả điều trị đối với bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh nhân càng nhập viện sớm thì chữa càng dễ, bởi bệnh nhân càng co giật nhiều, càng hôn mê sâu thì hệ thần kinh bị tổn thương càng nghiêm trọng, khiến di chứng để lại càng nhiều.

Nhận biết các triệu chứng cảnh báo sớm viêm não Nhật Bản để điều trị kịp thời

Sốt cao, co giật, hôn mê là 3 dấu hiệu điển hình nhất của viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, theo PGS.TS Bùi Vũ Huy những dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện từ ngày thứ 3 trở đi và đến lúc này thì đã bị muộn: “Có những trường hợp viêm não ác tính thì chỉ trong 24 giờ, bệnh nhân co giật hôn mê rồi ngừng thở, ngay cả thở máy lúc đấy cũng không còn hiệu quả, vì đã bị hoại tử não dẫn đến chết não”.


Sốt cao, co giật, hôn mê là 3 dấu hiệu điển hình nhất của viêm não Nhật Bản.

Do đó, để phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu, các gia đình cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, nhất là trong cao điểm dịch như hiện nay. Nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt bất thường, cơn ho tăng đều lên;
  • Trẻ quấy khóc không có nguyên nhân rõ ràng;
  • Tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu;
  • Suy nhược toàn thân, nặng hơn là liệt nửa người.

Phòng ngừa viêm não Nhật Bản theo khuyến cáo của chuyên gia

Đối với viêm não Nhật Bản, chủ động phòng ngừa bệnh là giải pháp tốt nhất. “Nước ta là một nước nhiệt đới. vì vậy, nhiễm trùng cũng như những bệnh truyền nhiễm do côn trùng là rất phổ biến. Vì vậy, mọi người cần phải có kế hoạch phòng bệnh” - PGS.TS Bùi Vũ Huy khuyến cáo.


Cần tiêm đủ mũi theo chỉ định, để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

Dưới đây là 5 nguyên tắc để phòng viêm não Nhật Bản nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung, theo chỉ dẫn của chuyên gia:

  • Luôn chú ý nâng cao sức khỏe, ăn uống sinh hoạt đầy đủ, khám sức khỏe định kì, nếu có dấu hiệu bất thường nên kịp thời đến các cơ sở y tế.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, đặc biệt là trong việc rửa tay.
  • Chủng ngừa đầy đủ các loại vắc xin. Cần tiêm đủ mũi theo chỉ định, để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
  • Vệ sinh môi trường, diệt muỗi, áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa muỗi đốt.
  • Thường xuyên theo dõi hướng dẫn của Bộ y tế, cũng như các trung tâm y tế dự phòng.

Cập nhật: 13/06/2020 Theo Dân Trí/VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video