Chuột đực có thể tạo ra các âm thanh khác nhau đề thu hút chuột cái. Những con chuột này cũng có những tính năng nhất định của bộ não giống như các tính năng của não người và não của các loài chim học hát ở vài điểm nào đó. Chúng sử dụng các tính năng này để thay đổi âm thanh do chúng phát ra.
Nhà nghiên cứu Erich Jarvis cho biết họ đã tìm thấy những đặc điểm não và hành vi cho việc học tập ở chuột.
Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên trên tờ PloS ONE trong tháng này.
Phát hiện này trái ngược với giả định trước đó của nhà khoa học 60 tuổi này. Trước đó ông cho rằng những con chuột hoàn toàn không có những đặc điểm học nói. "Nếu chúng tôi không sai, những phát hiện này sẽ là một thúc đẩy lớn để các nhà khoa học nghiên cứu các bệnh như rối loạn tự kỷ và lo lắng", ông nói.
Jarvis thừa nhận rằng những phát hiện này sẽ gây tranh cãi bởi chúng hoàn toàn mâu thuẫn với giả định lâu nay của các nhà khoa học về sự phát âm của chuột.
"Đây là một nghiên cứu rất quan trọng với những phát hiện tuyệt vời", ông Kurt Hammerschmidt, một chuyên gia người Đức trong lĩnh vực nghiên cứu giao tiếp bằng âm thanh tại Trung tâm linh trưởng, người không tham gia vào nghiên cứu này nhận xét. Ông cho rằng nghiên cứu sự phát âm của chuột có thể trở thành một mô hình tốt để nghiên cứu các nền tảng di truyền về sự tiến hoá của ngôn ngữ.
Câu hỏi đặt ra là liệu những con chuột có thể học được cách hát không? Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm và phát hiện ra rằng khi hai con chuột đực được đặt trong lồng cùng với một con cái, giọng của hai con chuột đực sẽ cao ngang nhau trong khoảng 7-8 tuần.
Jarvis và các cộng sự đã thử nghiệm 24 con chuột đực và lặp lại thí nghiệm hai lần để xác nhận kết quả.