Các nhà địa chất phát hiện thấy tương tác hấp dẫn lớn bất thường trên lãnh thổ Lào, chỉ ra sự tồn tại của một miệng hố kích thước 20 km. Nó xuất hiện như là kết quả cuộc rơi xuống Trái đất của một tiểu hành tinh lớn khoảng 780 nghìn năm trước.
Trầm tích của những mảnh vỡ
Cuối những năm 1930, các nhà địa chất đã phát hiện ra trên bờ biển Australia và Đông Nam Á dấu vết trầm tích từ khoáng vật, xuất hiện có lẽ trong cuộc va chạm và rơi xuống của các tiểu hành tinh.
Mạch trầm tích những mảnh vỡ như vậy, trồi lên khỏi bề mặt Trái đất sau vụ va chạm của thiên thạch, đã được tìm thấy ở những khu vực khác của lục địa Á-Âu. Tổng cộng, chúng chiếm từ 10 đến 30% tổng diện tích hành tinh.
Dấu vết vụ va chạm thiên thạch được phát hiện ở Australia và Đông Nam Á.
Thuỷ tổ của mạch vỉa
Mặc dù đã qua nhiều thập kỷ tiến hành thăm dò khảo sát, các nhà địa chất học vẫn chưa tìm ra được chính xác nơi nào là thuỷ tổ của những mạch vỉa khoáng chất này, chưa biết kích cỡ thực của tiểu hành tinh đã va chạm với Trái đất là bao nhiêu và hậu quả mà nó có thể gây ra, như báo cáo trong Proceedings of the National Academy of Sciences.
Theo kết quả nghiên cứu, các nhà địa chất từ Mỹ, Thái Lan, Lào và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU - Singapore) đã đi đến kết luận rằng miệng núi lửa bị vùi dưới các lớp dung nham đóng băng nằm trên lãnh thổ cao nguyên Boloven ở miền nam Lào.
Tiểu hành tinh và sự định cư của người cổ đại
Việc nghiên cứu sâu hơn về miệng núi lửa này, như các nhà địa chất hy vọng, sẽ giúp xác minh kích thước của tiểu hành tinh tạo ra nó, đã rơi với tốc độ bao nhiêu và ở góc nào của bề mặt Trái đất. Tất cả những điều này lần đầu tiên sẽ giúp đánh giá chính xác vai trò của tiểu hành tinh trong quá trình định cư của con người cổ đại đi thẳng đứng ở châu Á, nơi những mảnh vỡ của thảm hoạ tự nhiên chỉ dấu đến niên đại thời kỳ này.