Đây chính là đế chế thúc đẩy Trung Quốc xây Vạn lý Trường thành

Dựa vào phân tích ADN, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều đặc điểm xã hội của đế chế Hung Nô từng nhiều lần xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc cổ đại.


Nhóm khảo cổ khai quật ngôi mộ của một phụ nữ quý tộc tại nghĩa trang ở Takhiltyn Khotgor. (Ảnh: J. Bayarsaikhan).

Một đế chế du mục thống trị thảo nguyên châu Á suốt 3 thế kỷ từ năm 200 trước Công nguyên, trao đổi hàng hóa trên Con đường tơ lụa, xây dựng lăng mộ tráng lệ và xâm chiếm những vùng đất xa xôi trên vó ngựa. Mang tên Hung Nô, xung đột giữa đế chế này và Trung Quốc dẫn tới sự ra đời của Vạn lý Trường thành vẫn còn tồn tại ngày nay. Sử dụng bằng chứng ADN cổ đại kết hợp khai quật, các nhà nghiên cứu khám phá bí mật của một trong những thế lực hùng mạnh nhất thời kỳ đó. Họ công bố phát hiện hôm 14/4 trên tạp chí Science Advances.

Nhóm nhà khoa học quốc tế hoàn thành phân tích di truyền ở hai nghĩa trang dọc biên giới phía tây của đế chế Hung Nô, ngày nay là Mông Cổ, một nghĩa trang quý tộc ở Takhiltyn Khotgor và một nghĩa trang địa phương ở Shombuuzyn Belchir. Các nhà khoa học giải trình tự hệ gene của 17 cá nhân tại hai nghĩa trang và phát hiện độ đa dạng di truyền cao, chứng tỏ đế chế Hung Nô có sự đa dạng chủng tộc, đa văn hóa và ngôn ngữ.

Sự đa dạng di truyền trong quần thể hé lộ đế chế Hung Nô không phải tập hợp nhiều nhóm người vì một lý do chung, theo Choongwon Jeong, phó giáo sư khoa học sinh vật học ở Đại học Quốc gia Seoul. Trong các ngôi mộ cá nhân, những người có địa vị cao nhất là phụ nữ. Họ giữ vai trò đặc biệt quyền lực trong xã hội Hung Nô. Quan tài trang trí tỉ mỉ với hình Mặt trời và Mặt Trăng bằng vàng là biểu tượng tượng trưng cho sức mạnh của người Hung Nô. Một ngôi mộ thậm chí chứa xác 6 con ngựa và một cỗ xe.

Phụ nữ sở hữu vật liệu không chỉ thể hiện địa vị của họ (thắt lưng và vòng cổ) mà còn phô bày sức mạnh, Bryan Miller, phó giáo sư nghiên cứu nghệ thuật và khảo cổ Trung Á ở Đại học Michigan, cho biết. Họ được tôn thờ bằng nhiều đồ cúng tế từ người tham dự đám tang, chứng tỏ tầm quan trọng của họ trong cộng đồng.

Nghiên cứu cũng tiết lộ thông tin về đời sống của trẻ em Hung Nô. Tương tự đàn ông trưởng thành, những bé trai nhỏ tuổi được chôn cất cùng với cung nỏ, trừ khi đứa trẻ dưới 11 tuổi. Trẻ em được mai táng khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính, cung cấp manh mối về xã hội Hung Nô.

Ursula Brosseder, nhà khảo cổ tiền sử ở Đại học Bonn, nghiên cứu mang đến hiểu biết sâu hơn về đặc điểm xã hội ở đế chế Hung Nô, sử dụng công cụ là di truyền học. Sức mạnh của đế chế Hung Nô đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ lạc du mục sau này có nguồn gốc từ thảo nguyên Á – Âu như đế quốc Mông Cổ.

Cập nhật: 19/04/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video