Dậy thì sớm 1 năm, nguy cơ ung thư tăng ít nhất 6%

Cứ dậy thì sớm 1 năm, trẻ sẽ có nguy cơ bị một số bệnh ung thư cao hơn 6% so với bạn đồng trang lứa dậy thì bình thường khác.

Các nhà khoa học tại Đại học Cambridge đã xác định được bằng chứng di truyền mới liên kết sự khởi phát sớm của tuổi vị thành niên với một số bệnh ung thư nhạy cảm với hoóc môn giới tính.

Họ phát hiện ra rằng mỗi năm dậy thì sớm hơn bình thường thì nguy cơ phát triển ung thư vú tăng 6%. Trong khi đó nguy cơ tăng lên 28% đối với ung thư nội mạc tử cung, 8% đối với ung thư buồng trứng và 9% đối với ung thư tuyến tiền liệt.

Điều đó có nghĩa là một bé gái bắt đầu dậy thì khi 10 tuổi sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn 12% so với một bé gái bắt đầu dậy thì vào độ tuổi 12.


Tuổi bắt đầu dậy thì trung bình là 11 ở trẻ em gái và 12 ở trẻ em trai nhưng thời gian rất khác nhau tùy theo các cá nhân - (Ảnh: SVETIKD.)

Nghiên cứu trước đây từng cho thấy thời gian dậy thì liên quan đến nguy cơ bệnh tật phát triển trong đời người nhiều thập niên sau đó. Nhưng khi ấy, vẫn chưa đủ bằng chứng rõ ràng chắc chắn liệu kết quả có sai lệch bởi tác động của các yếu tố khác cũng tác động đến bệnh như trọng lượng cơ thể hay không.

Nghiên cứu mới này xuất bản trên tạp chí Nature Genetics đã tìm ra một kết nối quan trọng giữa chúng, ngay cả sau khi đã tính đến các yếu tố ngoại ấy. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng bắt đầu dậy thì sớm làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Nhóm nghiên cứu Đại học Cambridge nói rằng sự hiểu biết sâu hơn về vai trò của thời kỳ dậy thì trong bệnh tật sẽ giúp ngăn ngừa những ca tử vong không cần thiết.

Tiến sĩ John Perry, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu hiện tại của chúng tôi đã xác định mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa giai đoạn dậy thì sớm và nguy cơ gia tăng ung thư. Liên kết này có thể được giải thích là do mức độ cao hơn của hoóc môn giới tính trong suốt cuộc đời, nhưng chúng ta cần phải làm nhiều điều hơn để hiểu được cơ chế chính xác".


Dậy thì sớm 1 năm, tăng nguy cơ ung thư ít nhất là 6% - (Ảnh: RUI VIEIRA.)

Tuổi bắt đầu dậy thì trung bình là 11 ở trẻ em gái và 12 ở trẻ em trai. Tuy nhiên thời gian rất khác nhau giữa các cá nhân và có xu hướng xêm xêm nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, 389 tín hiệu di truyền mới mà họ xác định giải thích khoảng 1/4 các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến thời kỳ dậy thì. Họ đã phân tích toàn bộ hệ gene của gần 370.000 người từ hàng chục nghiên cứu trước đó.

Khám phá ra vai trò của cái gọi là gene "in dấu" (imprinted), chỉ hoạt động trong cơ thể khi được thừa hưởng từ một người - cha hoặc mẹ. Các biến thể của hai trong số những gene này được phát hiện làm giảm tuổi dậy thì khi chúng được thừa hưởng từ cha, nhưng không có ảnh hưởng gì nếu được thừa hưởng từ mẹ.

Nhà nghiên cứu - Tiến sĩ Ken Ong cho biết: "Điều này rất thú vị vì nó gợi ý rằng các bà mẹ và người cha có ảnh hưởng khác nhau trong dậy thì sớm hoặc trễ hơn ở con cái".

Cập nhật: 01/05/2017 Theo Khám Phá
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video